Kịch bản telesale chuyên nghiệp chốt đơn trong 1 nốt nhạc

Telesale hiện đang là một trong những hình thức phổ biến được áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay. Bởi lẽ, chỉ cần một cuộc điện thoại cùng mức chi phí thấp sẽ giúp dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, việc chốt đơn cũng trở nên nhanh chóng. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo được chất lượng các cuộc gọi Telesale có thành công hay thất bại lại phụ thuộc rất nhiều vào những kịch bản telesale thực sự có chất lượng và ấn tượng đến với quý khách hàng.

Một trong những phương pháp hàng đầu giúp cho các doanh nghiệp trong hoạt động chăm sóc khách hàng cũng như nhanh chóng chốt được đơn hàng, dịch vụ thì vai trò của những kịch bản trong telesale là điều không thể bỏ qua. Khi đi sâu vào những kịch bản telesale lại phát sinh nhiều vấn đề nan giải đòi hỏi doanh nghiệp cần có những kiến thức, chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực này. Cùng tham khảo bài viết sau đây của MP Transformation để hiểu thêm về những cách sở hữu một kịch bản tối ưu nhất, những lưu ý, kinh nghiệm khi xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng qua điện thoại ngay dưới bài viết sau đây. 

>>> Tham khảo thêm: Telesales là gì?

Tầm quan trọng của việc xây dựng kịch bản telesale bán hàng

Để có thể xây dựng thành công những kịch bản telesale có chất lượng tốt nhất giúp tối ưu khách hàng tiềm năng hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của việc xây dựng kịch bản trong Telesale được làm rõ ngay sau đây.

Tầm quan trọng của việc xây dựng kịch bản telesale bán hàng

Xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng qua điện thoại đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu/sản phẩm

Việc xây dựng những kịch bản trong Telesale chính là cách giúp mở rộng hơn về tên tuổi, thương hiệu của doanh nghiệp ở trong nước cũng như toàn thế giới. Đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường gay gắt như hiện nay với nhiều thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ,… mới. Do đó, nếu tận dụng tối ưu được kịch bản về Telesale tốt và phù hợp sẽ thu hút được nhiều nguồn khách hàng mới và có tiềm năng.

Kích thích nhu cầu mua sắm sản phẩm

Bên cạnh việc quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm đến với khách hàng có nhu cầu thì tầm quan trọng của kịch bản chăm sóc khách hàng mới hay cũ cũng giúp kích thích về hoạt động mua sắm của khách hàng lên mức cao hơn. Điều này cũng phụ thuộc khá nhiều vào những kịch bản nếu đáp ứng đúng nhu cầu của khách sẽ dễ dàng thuyết phục và tác động mua sắm cũng được diễn ra nhanh chóng.

Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng

Khi tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ cũng như giải đáp các thắc mắc với một kịch bản hoàn hảo sẽ giải quyết tối ưu những vấn đề của khách. Chính điều này sẽ giúp Telesale dễ dàng phân tích và tìm hiểu những hạn chế, sai sót của sản phẩm, dịch vụ để rút kinh nghiệm cho những kịch bản tiếp theo được hoàn hảo hơn. Đồng thời doanh nghiệp cũng dễ dàng nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng đang quan tâm là gì kết hợp cùng với Marketing để xây dựng những chiến lược tiếp thị phù hợp nhất.

Kinh nghiệm khi xây dựng kịch bản telesale “đốn gục” khách hàng

Cùng theo dõi một số kinh nghiệm xây dựng kịch bản telesale chuyên nghiệp, giúp khách hàng tin tưởng và nhanh chóng “chốt đơn” trong vòng 1 nốt nhạc:

Kinh nghiệm khi xây dựng kịch bản telesale "đốn gục" khách hàng

Xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp “đốn gục” khách hàng

  • Cần xác định rõ mục tiêu: Bất cứ hoạt động kinh doanh nào đều cần có mục tiêu riêng và rõ ràng ngay từ đầu – chỉ có như vậy mới đưa ra một mục tiêu chung để đem lại sự thành công và phát triển cho doanh nghiệp đặc biệt là một kịch bản tối ưu nhất. 
  • Chuẩn bị vững vàng tâm lý: Tâm lý “thép” chính là điều mà bất cứ Telesale nào cũng cần nắm vững bởi có khá nhiều khách hàng sẽ không hề quan tâm đến vấn đề bạn đề cập nhưng thái độ vẫn phải tinh tế, lịch sự cũng như có những kịch bản phù hợp nhất để không ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của đơn vị đó. 
  • Hiểu rõ về các sản phẩm, dịch vụ: Không thể nào tư vấn, chốt đơn cho khách nếu như chính người Telesale cũng không hiểu rõ về đặc điểm, tính năng, ưu nhược điểm,… của sản phẩm, dịch vụ mà mình đang hướng đến. Do đó nên cần thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về những sản phẩm, dịch vụ để có thể dễ dàng xây dựng một kịch bản telesale chuẩn chỉnh nhất. 
  • Tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin khách hàng: Đừng quên tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin cơ bản của khách hàng từ đó thấu hiểu khách hàng cũng như dễ dàng tiếp cận và chủ động hơn trong quá trình tư vấn và đáp ứng đúng yêu của khách hàng mong muốn. 
  • Lựa chọn khung giờ hợp lý: Chọn đúng khung giờ phù hợp sẽ tránh được những sự từ chối khách khó chịu của khách hàng cũng như sự tương tác của khách được tốt hơn. 
  • Tập trung những thông tin phù hợp: Tránh cung cấp các thông tin một cách liên tục, nhanh chóng mà khách hàng không kịp phản hồi mà cần kiên nhẫn lắng nghe khách để hiểu rõ hơn về những mong muốn của khách. Khi đó, việc hướng đến sản phẩm và sự chốt đơn cũng tăng lên. 
  • Nên đưa ra nhiều lựa chọn cho khách hàng: Khi xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng qua điện thoại cần khéo léo trong tư vấn để khách hàng có hứng thú với sản phẩm và tạo nên nhiều sự lựa chọn làm sao đáp ứng tốt nhất với nhu cầu mà họ đang hướng đến. 
Case Study: Khách hàng BIDV: Thu hút khách hàng mới hiệu quả với Telesales Case Study: Khách hàng Viettel: Nâng cao trải nghiệm khách hàng với dịch vụ Contact Center

Các dạng kịch bản telesale tư vấn bán hàng phổ biến

Quá trình xây dựng các dạng kịch bản trong Telesale có đơn giản và hiệu quả hay không tùy vào mục đích cũng như đối tượng khách hàng hướng đến như thế nào. Cùng điểm qua những dạng kịch bản khi Telesale bán hàng khá phổ biến và hiệu quả nhất được áp dụng hiện nay. 

Các dạng kịch bản telesale tư vấn bán hàng phổ biến

Có rất nhiều dạng kịch bản telesale để áp dụng tư vấn và chăm sóc khách hàng

  • Kịch bản giới thiệu, làm quen khách hàng: Đây là dạng kịch bản để xác định thông tin khách hàng từ kho dữ liệu mà người Telesale cần có những kỹ năng để giới thiệu khách về thông tin của đơn vị với mục đích lời chào chăm sóc khách hàng cũng như tạo mối quan hệ lâu dài. 
  • Kịch bản tạo mối quan hệ với khách hàng: Kịch bản này là vô cùng quan trọng để tạo dựng lòng tin của khách thay vì sự phòng bị như trước. Do đó cần khơi gợi cho khách những thông tin quen thuộc, sự giới thiệu của người thân để tạo nên lòng tin tưởng tốt nhất.
  • Kịch bản trong telesales đưa ra lợi ích: Trường hợp với khách hàng không muốn tiếp nhận những thông tin dài dòng thì nên tập trung vào các lợi ích ngay từ đầu để khách hàng có thể thu hút sự chú ý. 
  • Kịch bản cung cấp thông tin cụ thể: Đối với những khách hàng đã có hứng thú tiếp nhận thì nhanh chóng cung cấp những thông tin cụ thể để đáp ứng nhu cầu của họ từ đó điều hướng chốt đơn thành công. 
  • Kịch bản chốt khách nhanh chóng: Với những kịch bản trong Telesale chốt khách được áp dụng với mục đích tạo ra sức ép thật khéo léo để khách hàng lựa chọn thực hiện hành động nhưng không hề khó chịu. 
  • Kịch bản cảm ơn khách hàng: Đây là dạng kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng tối ưu nhất bởi sự cảm ơn nhiệt tình chính là cách tạo mối quan hệ lâu dài hơn cho những dịch vụ, sản phẩm tiếp theo. 

Một số mẫu kịch bản telesale bán hàng đỉnh cao

Luôn có nhiều trường hợp khác nhau được xảy ra khi thực hiện những cuộc gọi tư vấn, tiếp thị,… đến với quý khách hàng do đó việc xây dựng những kịch bản trong Telesale vì thế cũng trở nên đa dạng hơn. Nhằm giúp mọi người có những cái nhìn tổng quan hơn về những kịch bản này cũng điểm qua những mẫu kịch bản telesale bán hàng đỉnh cao ngay dưới đây.

Một số mẫu kịch bản telesale bán hàng đỉnh cao

Tham khảo ngay một số mẫu kịch bản gọi điện bán hàng đỉnh cao

Mẫu kịch bản telesales giới thiệu – chốt đơn

Đối với mẫu kịch bản trong Telesale để giới thiệu khách hàng, chốt đơn cho khách hàng sẽ có mẫu riêng mà mọi người Telesale cần đặc biệt lưu ý để có thể có những kết quả tối ưu nhất. 

Telesale: Xin chào (tùy vào thông tin liên hệ của khách hàng), không biết đây có phải số điện thoại của Anh/Chị “A” không ạ?

KH: Ừ, đúng rồi, là tôi đây, ai vậy? 

Telesale: Em chào Anh/Chị, em là nhân viên bên công ty B đang gọi điện đến để trao đổi với chị một số sản phẩm mà Anh/Chị đang quan tâm có thể đem lại giá trị tương đối khả thi vào thời gian này. Không biết được rằng Anh/Chị có thể cho em xin chút thời gian để trao đổi thêm không ạ? 

Khách hàng: Không em nhé, mình đang bận và không có nhu cầu.

Telesale: Dạ vâng thưa anh,chị. Đây đang là một cơ hội đầu tư và tìm hiểu rất tốt vào thời điểm hiện nay mà công ty em mới giới thiệu cho anh chị. Vậy nên Anh/Chị đừng nên bỏ lỡ bởi sẽ không còn quá nhiều cơ hội vào lần sau đâu ạ. Hay vào chiều này em có thể qua gặp trực tiếp Anh/Chị để tiện trao đổi thêm không ạ? 

KH: Thôi, Anh/Chị bận lắm nên không quan tâm đâu. 

Telesale: Vâng em biết với những người ở vị trí giám đốc như anh/chị (cần lưu ý thay đổi về công việc của KH) thường sẽ vô cùng bận rộn và quỹ thời gian hạn hẹp. Do đó, em gọi điện mong muốn Anh/Chị thu xếp một cuộc hẹn nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian. Vậy không biết 9h sáng thứ năm tuần này hay 4h chiều thứ 6 thì tiện cho Anh/Chị nhất ạ? 

KH: Nếu vậy sắp xếp cho mình 4h chiều thứ 6 nhé. 

Telesale: Vâng, vậy 4h chiều thứ 6 em sẽ liên hệ để trao đổi trực tiếp với Anh/Chị ạ. Cảm ơn Anh/Chị, chúc Anh/Chị một ngày tốt lành (thay đổi vào khung giờ phù hợp).

Mẫu kịch bản telesales hẹn gọi lại

Mẫu kịch bản telesale hẹn gọi lại khi khách hàng từ chối lại có mẫu riêng mà mọi người cần đặc biệt lưu ý. 

Telesale: Xin chào, không biết đây có phải là số điện thoại của Anh/Chị “A” không ạ?

KH: Ừ, tôi là “A” đây, có vấn đề gì thế?

Telesale: Em chào Anh/Chị, em là “B” đang gọi điện cho Anh/Chị từ công ty “C”. Hiện tại, bên em đang có sản phẩm đem lại giá trị khá tối ưu vào thời điểm hiện tại dành riêng cho Anh/Chị. Không biết Anh/Chị có thể bớt chút thời gian để e tư vấn thêm không ạ?

KH: Không em nhé, anh không có nhu cầu đâu.

Telesale: Dạ thưa Anh/Chị, đây là một cơ hội đầu tư tốt mà bên công ty em đang muốn giới thiệu, nếu bỏ qua cơ hội này sẽ vô cùng đáng tiếc đó ạ. Hay chiều nay em qua trao đổi trực tiếp với anh được không ạ?

KH: Anh đang bận lắm nên không quan tâm đâu em.

Telesale: Vâng em biết với những người ở vị trí giám đốc như anh/chị (cần lưu ý thay đổi về công việc của KH) thường sẽ vô cùng bận rộn và quỹ thời gian hạn hẹp. Do đó, em gọi điện mong muốn Anh/Chị thu xếp một cuộc hẹn nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian. Vậy không biết 9h sáng thứ năm tuần này hay 4h chiều thứ 6 thì tiện cho Anh/Chị nhất ạ? 

KH: Không, Anh đã nói là anh đang bận lắm mà.

Telesale: Vâng, vậy có gì ngày mai e xin phép được gọi lại cho Anh/Chị khi mình rảnh ạ. Em xin cảm ơn và chúc Anh/Chị một ngày tốt lành.

Mẫu kịch bản telesales xử lý khiếu nại khách hàng

Đối với mẫu kịch bản telesale khi xử lý khiếu nại của khách hàng lại có những đặc điểm và lưu ý riêng đòi hỏi đội ngũ Telesale cần đặc biệt lưu tâm. 

Telesale: Xin chào, đây có phải số điện thoại của chị B không ạ?

KH: Ừ là tôi đây!

NV Telesale: Em chào Anh/Chị, em là “B” đang gọi điện cho Anh/Chị từ công ty “C”. Hiện tại, bên em đang có sản phẩm đem lại giá trị khá tối ưu vào thời điểm hiện tại dành riêng cho Anh/Chị. Không biết Anh/Chị có thể bớt chút thời gian để e tư vấn thêm không ạ?

KH: À, là bên này à, chị cũng đang định gọi lại đây, bên em làm việc kiểu gì mà sản phẩm không đúng như giới thiệu thế?

Telesale: Dạ vâng, đầu tiên cho em gửi lời xin lỗi khi đã khiến chị có những trải nghiệm không tốt từ bên em ạ. Em đã ghi nhận và sẽ xử lý nhanh chóng cho chị ạ. 

KH: Bên em làm ăn không có trách nhiệm gì cả, đã có mấy bạn gọi lại để xử lý nhưng không mấy hiệu quả. 

Telesale: Vâng, một lần nữa cho em gửi lời xin lỗi đến chị vì vấn đề của bên em. Em là “A” và em sẽ xử lý tình trạng này của chị một cách tốt nhất. Mong chị cho bên em chút thời gian để liên hệ giải quyết với chị vào sáng mai được không ạ.

KH: Vậy được rồi, em xử lý luôn giúp chị nhé, cảm ơn em.

Telesale: Vâng em cảm chị nhiều ạ. Chúc chị một ngày vui vẻ ạ.

Kịch bản telesale tài chính Kịch bản telesale ngân hàng

Như vậy, với bài viết ở trên hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp nói chung cũng như đội ngũ Telesale nói riêng có những kiến thức cần thiết khi xây dựng những kịch bản telesale phù hợp để tăng tỷ lệ chốt đơn thành công. Điều này là vô cùng quan trọng và cần thiết giúp việc quản lý Telesale của doanh nghiệp được hiệu quả cũng như giảm bớt những khó khăn của Telesale trong quá trình chốt đơn đến với khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề này đừng ngần ngại mà liên hệ đến đơn vị MP Transformation để được giải đáp mọi thắc mắc.

MP Transformation tự hào là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp cũng như dịch vụ Contact Center và Business Process Outsourcing – BPO thời điểm hiện nay. MP Transformation sẵn sàng tư vấn, giải đáp những kịch bản telesale tối ưu nhất đến với các doanh nghiệp không còn lo lắng khi xây dựng những kịch bản này đồng thời đưa các sản phẩm, dịch vụ tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
Rate this post

TÌM KIẾM

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Để tìm hiểu thêm về MP Transformation, hãy theo dõi và tương tác với chúng tôi trên các trang mạng xã hội

TRỤ SỞ CHÍNH:

Tầng 10, Tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

1900585853

contact@mpt.com.vn

NEED CONTACT CENTER SOLUTIONS

LET’S START NOW
expand_less
1900 585853