Kịch bản telesale chứng khoán: Bí quyết xây dựng, triển khai hiệu quả

Hình thức telesale chứng khoán ngày càng phổ biến và giúp doanh nghiệp, công ty dễ dàng trong tiếp cận khách hàng. Triển khai telesale cho lĩnh vực chứng khoán đúng cách khiến khách hàng tò mò, tin tưởng và mong muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán. 

Tuy nhiên, telesale chứng khoán nếu có một kịch bản cụ thể sẽ để lại những ấn tượng không tốt với khách hàng. Vậy bí quyết xây dựng đội ngũ, chiến lược telesale trong lĩnh vực này như thế nào?. Cùng MP Transformation tìm hiểu và giải đáp trong bài viết sau đây. 

Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam cho thấy tiềm năng và phát triển ngày một mạnh mẽ. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng thị trường này vẫn vượt ngưỡng 350 tỷ USD trong năm 2021, tương đương 120% GDP Việt Nam. 

Đến năm 2022, lãi suất trái phiếu USD cao hơn và lệnh phong tỏa ở Trung Quốc đã dẫn đến một loạt các vụ bắt giữ một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Điều này khiến giá vốn hóa đã giảm 10%. Điều này mở ra nhiều cơ hội và thách thức trong thị trường chứng khoán tại Việt Nam. 

Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều thay đổi

Nền kinh tế Việt Nam đang có sự tăng trưởng vượt bậc kéo theo thị trường chứng khoán có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những câu chuyện thâu tóm thị phần kinh tế của các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng phổ biến cũng đặt ra vấn đề cạnh tranh khốc liệt trong thị trường này. 

Do đó, các nhà quản trị chứng khoán không chỉ dựa vào bản đồ tăng trưởng kinh tế để dự đoán thị trường. Thay vào đó, các doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, đổi mới phương thức tính toán, phân tích tâm lý hành vi của nhà đầu tư hay chủ thể tham gia thị trường chứng khoán để đem lại chuyển đổi cao nhất. 

>>> Tham khảo: Kịch bản telesale chuyên nghiệp

Vậy telesale chứng khoán là gì?

Telesale chứng khoán là dịch vụ tư vấn chứng khoán qua điện thoại. Những người làm công việc này còn được gọi là chuyên viên tư vấn tài chính hay tư vấn viên.

Nhân viên ở vị trí này sẽ thực hiện gọi điện thoại tư vấn cho các khách hàng tiềm năng về sản phẩm, dịch vụ chứng khoán. Họ sẽ đưa ra những ưu điểm vượt trội mà chứng khoán công ty phát hành so với các sàn chứng khoán khác trên thị trường. 

Telesale cho ngành tài chính chứng khoán hiệu quả khi họ thuyết phục được khách hàng tham gia mở tài khoản và nạp tiền để thực hiện lệnh giao dịch. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cũng như sự khéo léo, thuyết phục khách hàng tốt bởi ngày càng nhiều các sàn giao dịch chứng khoán xuất hiện. 

Telesale chứng khoán là dịch vụ tư vấn khách hàng bằng điện thoại

Telesale ngành chứng khoán là dịch vụ tư vấn khách hàng bằng điện thoại

Những lợi ích của việc telesale trong lĩnh vực chứng khoán

Telesale chứng khoán là một công việc chăm sóc khách hàng, giúp doanh nghiệp tìm ra những khách hàng tiềm năng. Họ sẽ thu thập thông tin, phản hồi của khách sau đó đưa chúng đến đúng đối tượng, đúng sản phẩm mà họ cần. Từ đó tạo sự tò mò, kích thích nhu cầu mua hàng, thúc đẩy hành động tham gia thị trường chứng khoán, thực hiện lệnh giao dịch. 

Ngoài ra, hình thức telesale là bước đệm để nhân viên tiết kiệm thời gian khi lựa chọn khách hàng trong quá trình tư vấn. Nhờ đó thúc đẩy việc chốt đơn nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Ngoài ra, hình thức telesale cũng giúp các nhà quản trị doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Từ đó có thể phân loại khách hàng, tập trung vào nhóm khách hàng cụ thể đồng thời cải thiện hiệu suất công việc một cách tối đa. 

Bí quyết giúp xây dựng telesale chứng khoán hiệu quả

Hiện nay telesale là một hình thức tìm kiếm khách hàng hiệu quả mà nhiều công ty mong muốn thực hiện. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có thể áp dụng hình thức kinh doanh này một cách tốt nhất. Vậy làm cách nào để xây dựng telesale lĩnh vực này tốt nhất. Dưới đây là một số cách mà các nhà quản trị chứng khoán có thể tham khảo:

Xác định chân dung đối tượng khách hàng tiềm năng

Khách hàng không có nhu cầu tham gia thị trường chứng hoặc có tình hình tài chính khó khăn sẽ không nằm trong tệp khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, những khách hàng có tình hình tài chính dư giả và am hiểu sâu về thị trường chứng khoán thì việc tư vấn lại không hề đơn giản. Cách sale chứng khoán đúng đó là bạn cần xác định kỹ nhóm khách hàng tiềm năng nhất là những đối tượng nào trước tiên. Từ đó có thể xây dựng được chiến lược tiếp cận bằng hình thức telesale hiệu quả. 

Một số đối tượng khách hàng có tiềm năng ở lĩnh vực này như:

  • Khách hàng có thu nhập cao, có kinh tế ổn định
  • Khách hàng có tài khoản tiết kiệm
  • Khách hàng trên 35 tuổi do độ tuổi này thường không am hiểu quá nhiều thông tin về thị trường chứng khoán nên bạn có thể dễ dàng tư vấn. 
  • Khách hàng có mong muốn cải thiện thu nhập nhanh chóng. 

Thấu hiểu tâm lý khách hàng

Cách telesale chứng khoán hiệu quả đó là nắm bắt tâm lý khách hàng. Thay vì tư vấn dồn dập, liệt kê một loạt các ưu điểm của sàn chứng khoán mà không có điểm nhấn, bạn nên tương tác qua lại với họ. Dựa vào đó có thể xác định nhu cầu, mong muốn và xây dựng kịch bản telesale chứng khoán theo đúng tâm lý của họ. 

Ngoài ra, khi nói chuyện, bạn cũng có thể dành thời gian để tâm sự để xây dựng niềm tin với họ. Khi đã xác định được khách hàng có nhu cầu, bạn mới bắt đầu tư vấn rõ hơn về dịch vụ và ưu đãi của các gói chứng khoán bên mình. Từ đó khơi dậy sự tò mò, tâm lý muốn thử của khách hàng và dễ dàng thuyết phục họ mở tài khoản, thực hiện lệnh giao dịch. 

Xây dựng kịch bản Telesale chứng khoán chuyên nghiệp

Xây dựng kịch bản Telesale chứng khoán chuyên nghiệp

Xây dựng kịch bản Telesale cho ngành chứng khoán chuyên nghiệp

Một kịch bản telesale chứng khoán tốt có thể quyết định 90% sự thành công trong tư vấn, thuyết phục khách hàng. Một kịch bản hay, ấn tượng cũng giúp nhân viên tự tin và dễ dàng hơn trong việc trò chuyện với khách hàng. Dưới đây là một vài gợi ý xây dựng kịch bản tư vấn chứng khoán mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu kịch bản 1: Khách hàng có nhu cầu và không tắt máy giữa chừng

Gửi lời chào: Em chào anh/chị. Cho em hỏi đây có phải số máy của anh/chị …. không ạ

Giới thiệu về bản thân: Em là… em gọi cho anh/chị từ công ty chứng khoán… Hiện tại bên em có một số cổ phiếu … em nghĩ rằng rất phù hợp với anh/chị trong thời điểm hiện tại. Anh/chị có thể dành cho em vài phút để trao đổi thêm với mình không ạ?

Nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn, nhân viên trao đổi các thông tin, ưu điểm về gói cổ phiếu với khách. Nếu khách hàng không có nhu cầu và muốn tắt máy ở bước này, nhân viên có thể tiếp tục thuyết phục theo cách sau:

“Em biết là công việc của anh/chị rất bận rộn nên em chỉ xin khoảng 1-2 phút trao đổi nhanh thôi ạ. Không biết anh chị đã nghe về cổ phiếu của công ty… chưa ạ. Em thấy đây là một danh mục đầu tư hấp dẫn với mình, có khả năng mang lại mức lợi nhuận rất cao. Khi đầu tư vào loại cổ phiếu này, anh/chị có thể nhận được nhiều ưu đãi, lợi nhuận như:… (liệt kê các ưu điểm khi đầu tư chứng khoán, cổ phiếu). Để tư vấn cụ thể và chi tiết hơn thì em có thể sắp xếp một buổi hẹn trực tiếp với anh/chị không ạ. Không biết, mình có thể sắp xếp thời gian vào khung giờ và địa chỉ nào để thuận tiện nhất cho anh/chị ạ. 

Nếu khách hàng vấn có ý định từ chối vì lo sợ những rủi ro khi đầu tư, nhân viên telesale nên khiến khách hàng an tâm hơn bằng cách đưa ra những số liệu về tình hình tài chính của công ty phát hành cổ phiếu. Ví dụ như: “Không biết anh/chị đã đọc qua những thông tin tài chính mới nhất của công ty… chưa ạ? Bên công ty em có những thông tin chắc chắn sẽ khiến anh/chị thấy hứng thú. Em sẽ mang theo một số báo cáo phân tích tài chính để anh tham khảo trước khi quyết định ạ. Anh/chị có thể tham khảo trước rồi sau đó đưa ra quyết định đầu tư hay không cũng được ạ. Không biết khung giờ nào thì thuận tiện nhất cho anh/chị ạ”.

Kết thúc cuộc trò chuyện khi khách hàng đồng ý sắp xếp thời gian gặp mặt và trao đổi về việc đầu tư chứng khoán. Nhân viên telesale gửi lời chào và tạm biệt khách hàng. “Em cảm ơn anh/chị đã dành thời gian lắng nghe. Hẹn gặp anh/chị vào… tại… Chúc anh/chị một ngày làm việc hiệu quả. Em chào anh/chị”.

Mẫu kịch bản 2: Khách hàng không có nhu cầu và có ý định tắt máy

Trong trường hợp này bạn không nên níu kéo khách hàng khiến họ thấy khó chịu. Thay vào đó bạn nên kết thúc cuộc gọi nhanh chóng và để lại lời gợi ý nếu họ quan tâm hoặc có nhu cầu sau này. Có thể tham khảo cách trả lời như sau:

“Dạ vâng, em cảm ơn ạ. Nếu sau này mình có nhu cầu đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, anh/chị có thể tham khảo công ty em hoặc liên hệ trực tiếp với em ạ. Bên em đảm bảo các gói chứng khoán đầu tư minh bạch, rõ ràng, lợi nhuận cao. Mong được đồng hành cũng anh/chị trong tương lai. Chúc anh/chị một ngày làm việc vui vẻ”.

Giao tiếp tự tin

Khi làm telesale chứng khoán, nhân viên vị trí này cần trang bị kỹ năng giao tiếp tự tin, khéo léo. Họ sẽ gặp phải không ít trường hợp khách hàng đã hiểu biết về thị trường chứng khoán nhưng vẫn cố tình đặt ra các câu hỏi hóc búa để làm khó các tư vấn viên. Ngoài ra, khách hàng lần đều nghe đến thị trường chứng khoán, cần được tư vấn giải đáp cũng đặt ra nhiều câu hỏi có thể khiến nhân viên tư vấn khó khăn khi giải đáp. 

Do đó, nhân viên telesale cần thể hiện sự tự tin của bản thân khi trò chuyện bằng cách trả lời to rõ, tập trung, đi thẳng vào vấn đề. Lời nói ngập ngừng, run hay trả lời vòng vo khiến khách hàng mất niềm tin vào việc đầu tư, tỉ lệ thành công rất thấp. 

Lựa chọn thời điểm gọi tư vấn phù hợp

Thời gian tư vấn là một yếu tố quyết định quyết định việc tư vấn có thành công hay không. Nếu thực hiện cuộc gọi vào giờ hành chính, khách hàng có thể dùng lý do đang bận để từ chối cuộc gọi. 

Do đó, thời gian tốt nhất mà bạn có thể thực hiện cuộc gọi tư vấn chứng khoán đó là khoảng sau 19h tối. Đây là khoảng thời gian mọi người vừa tan làm, có nhiều thời gian rảnh để lắng nghe tư vấn của bạn. Tuyệt đối không gọi vào giờ nghỉ trưa hay giờ tan làm vì khách hàng dễ khó chịu khi nhận cuộc gọi vào thời gian này và tắt máy ngay lập tức. 

Nắm rõ thông tin về sàn giao dịch được môi giới

Khách hàng có rất nhiều những câu hỏi thường gặp khi sale chứng khoán và nhân viên tư vấn là người trực tiếp giải đáp các thắc mắc đó. Vì thế, người làm telesale phải nắm rõ các thông tin về công ty chứng khoán mình đang làm. Họ phải liên tục bổ sung kiến thức về giao dịch chứng khoán, giao dịch cổ phiếu để có thể tự tin tư vấn. Như vậy mới dễ dàng thành công trong việc thuyết phục đầu tư từ khách hàng. 

>>> Tìm hiểu thêm về các mẫu kịch bản telesale cho ngành Ngân hàng, Tài Chính, Bảo Hiểm Nhân Thọ.

Một số vấn đề cần lưu ý khi triển khai telesale chứng khoán

Một số vấn đề cần lưu ý khi triển khai telesale chứng khoán

Một số vấn đề cần lưu ý khi triển khai telesale cho ngành tài chính chứng khoán

Nếu telesale chứng khoán được triển khai một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể thu hút nhiều đầu tư vào sàn giao dịch của mình hơn. Tuy nhiên, khi triển khai tư vấn chứng khoán qua điện thoại, cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Tư vấn viên phải có tâm lý thoải mái, giao tiếp khéo léo để giành được thiện cảm của khách hàng.
    Nên chuẩn bị một kịch bản chu đáo trước khi tư vấn
  • Lựa chọn khung giờ tư vấn hợp lý, tránh khung giờ tan tầm hoặc giờ nghỉ
  • Nhân viên telesale cần nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của khách hàng từ đó khơi gợi mong muốn sử dụng, trải nghiệm của họ đối với loại cổ phiếu và thực hiện lệnh giao dịch. 
  • Luôn thể hiện sự chân thành trong quá trình tư vấn bằng cách lắng nghe, bày tỏ sự thấu hiểu đối với họ. 
  • Cách truyền đạt ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng giúp khách hàng hình được về sản phẩm, cổ phiếu mà bạn đang tư vấn cũng như lợi nhuận của chúng mang lại. 
  • Tích cực tương tác với khách hàng trong quá trình tư vấn, không thực hiện những cuộc gọi đơn thuần chỉ giới thiệu về cổ phiếu. 

Lời kết

Dịch vụ telesale nói chung và telesale chứng khoán nói riêng đã trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ lựa chọn. Chúng giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro khi đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, nhân lực cùng nhiều chế độ chính sách lao động khác.

Hy vọng với những chia sẻ của MP Transformation, bạn sẽ nắm được thông tin cơ bản về telesale chứng khoán. Từ đó có thể xây dựng một kịch bản telesale hoàn hảo và triển khai chiến lược kinh doanh này một cách tốt nhất, cải thiện doanh thu mang lại cho doanh nghiệp. 

Để có thể xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và thúc đẩy được doanh số bán hàng, quý vị có thể tham khảo qua những dịch vụ và giải pháp của MP Transformation chúng tôi. Chúng tôi cam kết và luôn sẵn sàng hỗ trợ quý vị 24/7.

Thông tin liên hệ:

MP Transformation: Giải pháp Contact Center và CSKH ứng dụng công nghệ AI

– Trụ sở chính: Tầng 10, tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

– Chi nhánh Hà Nội: Lô S5-7, đường Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội.

– Chi nhánh Đà Nẵng: Số 06 Trần Phú, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

– Chi nhánh T.p Hồ Chí Minh: 36-38A Trần Văn Dư, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

– Hotline: 1900 585853

– Email: contact@mpt.com.vn

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 vote)

TÌM KIẾM

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Để tìm hiểu thêm về MP Transformation, hãy theo dõi và tương tác với chúng tôi trên các trang mạng xã hội

TRỤ SỞ CHÍNH:

Tầng 10, tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

1900585853

contact@mpt.com.vn

NEED CONTACT CENTER SOLUTIONS

LET’S START NOW
expand_less
1900 585853