Nhân viên sale là gì? Tìm hiểu công việc & kỹ năng cần có

Bạn có bao giờ tự hỏi nhân viên sale là gì và tại sao đây lại được coi là một trong những công việc “hot” nhất hiện nay? Đừng chỉ nghĩ sale đơn thuần là bán hàng! Vị trí này thực sự là cầu nối quan trọng, mang sản phẩm đến tay người dùng và trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. 

Thiếu đi đội ngũ sale mạnh mẽ, dù sản phẩm có tốt đến mấy cũng khó lòng đến được với người tiêu dùng. Cùng MP Transformation khám phá sâu hơn về vai trò, cơ hội và những yếu tố khiến nghề sale trở nên hấp dẫn đến vậy!

Nhân viên sale là gì?

Nhân viên sale (hay còn gọi là nhân viên kinh doanh) là những người chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, tư vấn, thuyết phục và chốt giao dịch, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Nhân viên sale là gì?

Nhân viên sale là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng

Phạm vi công việc của một nhân viên sale khá rộng, từ việc nghiên cứu thị trường, tiếp cận khách hàng, trình bày sản phẩm, xử lý các vấn đề phát sinh, cho đến việc duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng sau khi bán hàng. Bởi vậy không quá lời khi nói nhân viên sale là “linh hồn” của doanh nghiệp. Họ không chỉ mang về doanh số mà còn góp phần xây dựng thương hiệu, thu thập phản hồi từ thị trường để cải thiện sản phẩm và dịch vụ, từ đó giúp công ty ngày càng phát triển vững mạnh.

>>> Tham khảo bài viết liên quan:

Nhân viên kinh doanh có phải là sale không?

Các loại nhân viên sale phổ biến

Thế giới sale đa dạng hơn bạn nghĩ đấy; nó không chỉ dừng lại ở việc bán hàng truyền thống đâu. Tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ, và đối tượng khách hàng, chúng ta sẽ có các hình thức sale khác nhau:

Sale trực tiếp (Direct sales)

Direct sales là hình thức mà nhân viên sale sẽ trực tiếp gặp gỡ khách hàng, “mặt đối mặt” để giới thiệu sản phẩm và chốt đơn. Điểm mạnh của cách này là tạo được sự tin cậy cao và dễ dàng giải quyết thắc mắc ngay lập tức.

Sale qua điện thoại (Telesales)

Telesales là hình thức tiếp cận khách hàng qua điện thoại. Người làm telesales cần có giọng nói truyền cảm, khả năng lắng nghe và ứng biến nhanh để thuyết phục khách hàng chỉ qua lời nói.

Các loại nhân viên sale phổ biến

Telesale – hình thức tiếp cận khách hàng qua điện thoại

Sale online (Digital sales)

Nhân viên sale online làm việc chủ yếu qua các kênh trực tuyến như mạng xã hội, email, hoặc website. Công việc này đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ năng bán hàng và am hiểu về công nghệ số để tiếp cận và tương tác với khách hàng trên không gian mạng.

Nhiệm vụ chính của nhân viên sale

Dù là sale trực tiếp, telesales hay sale online, một nhân viên sale giỏi đều cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cốt lõi sau:

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Một nhân viên sale cần biết cách khai thác các nguồn dữ liệu khách hàng (data), tận dụng hiệu quả mạng xã hội, thực hiện các cuộc gọi “lạnh” (cold call), hoặc gặp gỡ trực tiếp để tìm ra những người có nhu cầu và khả năng mua hàng.

Tư vấn và thuyết phục mua hàng

Khi đã có khách hàng tiềm năng, nhiệm vụ tiếp theo là tư vấn và thuyết phục. Điều này đòi hỏi bạn phải:

  • Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng: Đặt câu hỏi, lắng nghe thật kỹ để nắm bắt vấn đề họ đang gặp phải.
  • Trình bày lợi ích sản phẩm/dịch vụ: Tập trung vào những giá trị mà sản phẩm mang lại, giải quyết đúng “nỗi đau” của khách.
  • Xử lý từ chối: Đây là kỹ năng “vàng” của người làm sale. Bạn cần bình tĩnh lắng nghe lời từ chối, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp hợp lý để khách hàng cảm thấy yên tâm.

Chăm sóc khách hàng

Việc chăm sóc khách hàng từ trước, trong, và sau bán là cực kỳ quan trọng, giúp tạo ra những khách hàng trung thành, sẵn lòng mua lại và thậm chí giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho bạn bè, người thân.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ

Một nhân viên sale không chỉ cần giỏi kỹ năng giao tiếp mà còn phải thành thạo công nghệ, đặc biệt là các phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng và quy trình bán hàng. Một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay là CRM (Customer Relationship Management) – hệ thống quản lý quan hệ khách hàng. Phần mềm CRM giúp nhân viên sale:

  • Lưu trữ thông tin khách hàng chi tiết, bao gồm lịch sử mua hàng, nhu cầu, thói quen tiêu dùng,…

  • Theo dõi lịch sử tương tác với khách hàng (qua email, điện thoại, cuộc gặp,…).

  • Quản lý tiến độ các đơn hàng, trạng thái xử lý và các giao dịch liên quan.

  • Tự động nhắc nhở các công việc cần làm, chăm sóc định kỳ, theo dõi khách hàng tiềm năng.

Nhân viên sale cần biết sử dụng các công cụ hỗ trợ

Kỹ năng cần có của một nhân viên sale

Để trở thành một nhân viên sale xuất sắc, bạn cần trang bị cho mình một bộ kỹ năng “đa zi năng”. Cụ thể như sau:

Kỹ năng giao tiếp

Bạn cần biết cách trò chuyện tự tin, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, dù là nói chuyện trực tiếp hay qua điện thoại, email. Khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể (khi gặp trực tiếp) cũng rất quan trọng để tạo thiện cảm.

Kỹ năng thuyết phục

Không phải là “ép” khách hàng mua, mà là dùng lý lẽ, dẫn chứng và cảm xúc để khách hàng thấy được giá trị của sản phẩm, từ đó tự nguyện ra quyết định mua hàng.

Kỹ năng đàm phán

Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ cần đàm phán về giá cả, điều khoản hợp đồng hoặc các chính sách ưu đãi. Kỹ năng này giúp bạn đạt được thỏa thuận có lợi cho cả hai bên, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Kỹ năng lắng nghe

“Lắng nghe là vàng”, hãy lắng nghe thật kỹ những gì khách hàng nói (và cả những gì họ không nói) để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và cả những lo ngại sâu xa của họ.

Kỹ năng quản lý thời gian

Một nhân viên sale thường có rất nhiều việc phải làm: tìm khách, gọi điện, gặp gỡ, làm báo cáo, và chăm sóc khách hàng. Khả năng sắp xếp và ưu tiên công việc sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất, đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào.

Kỹ năng công nghệ

Trong thời đại số, việc thành thạo các công cụ online như email, các nền tảng mạng xã hội, phần mềm CRM hay các ứng dụng họp trực tuyến là điều kiện cần để làm việc hiệu quả.

>>> Tham khảo bài viết liên quan:

Kỹ năng tư vấn khách hàng hiệu quả sale nào cũng cần biết

Thu nhập và cơ hội phát triển của nghề sale

Một trong những lý do khiến nhiều người lựa chọn nghề sale chính là thu nhập và cơ hội phát triển rộng mở.

Cơ cấu lương thưởng

Thu nhập của nhân viên sale thường hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa lương cứng ổn định hàng tháng và hoa hồng dựa trên doanh số bán được. Phần hoa hồng này chính là yếu tố tạo nên sự đột phá, giúp bạn tăng thu nhập không giới hạn tùy thuộc vào năng lực và hiệu quả công việc.

Thu nhập của nhân viên sale tại Việt Nam thường được chia làm hai phần chính:

  • Lương cứng: Dao động từ 5 – 10 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào ngành nghề, khu vực và chính sách doanh nghiệp.

  • Hoa hồng theo doanh số: Chiếm phần lớn tổng thu nhập, với tỷ lệ hoa hồng từ 5% – 30% tùy sản phẩm/dịch vụ, có thể giúp tổng thu nhập gấp 2–3 lần lương cứng.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn áp dụng:

  • Thưởng doanh số vượt KPI

  • Thưởng nóng theo từng chiến dịch

  • Phụ cấp điện thoại, xăng xe, công tác phí

Thu nhập và cơ hội phát triển của nghề sale

Thang bậc nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến

Nghề sale có lộ trình phát triển rất rõ ràng và rộng mở, cho phép bạn thăng tiến nhanh chóng nếu thể hiện được năng lực:

  • Thực tập sinh/Cộng tác viên bán hàng: Giai đoạn đầu để bạn làm quen, học hỏi kiến thức cơ bản về sản phẩm và quy trình bán hàng.
  • Nhân viên sale: Vị trí trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ bán hàng, tìm kiếm và chốt khách hàng.
  • Nhân viên sale cấp cao (Senior sales Executive): Có kinh nghiệm, kỹ năng tốt, thường phụ trách các khách hàng lớn hoặc mục tiêu doanh số cao hơn.
  • Trưởng nhóm sale (Team Leader): Quản lý một nhóm nhỏ nhân viên sale, hỗ trợ, đào tạo và đặt mục tiêu cho nhóm.
  • Quản lý sale (sales Manager): Chịu trách nhiệm về chiến lược bán hàng, quản lý và phát triển đội ngũ sale lớn hơn, đặt ra mục tiêu doanh số tổng thể.
  • Giám đốc kinh doanh (sales Director): Vị trí cao nhất trong ngành sale, chịu trách nhiệm xây dựng toàn bộ chiến lược kinh doanh và phát triển thị trường của công ty.

Có thể thấy, nếu bạn nỗ lực và chứng minh được năng lực, cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý, thậm chí là cấp cao trong doanh nghiệp là hoàn toàn khả thi.

Lộ trình phát triển nghề sale

Nếu bạn đang cân nhắc theo đuổi nghề này, hãy tham khảo lộ trình phát triển rõ ràng của một nhân viên sale chuyên nghiệp:

  • Giai đoạn học việc: Đây là thời điểm bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về sản phẩm/dịch vụ của công ty, quy trình bán hàng, và các kỹ năng mềm cần thiết.
  • Giai đoạn chuyên môn: Khi đã nắm vững kiến thức và quy trình, bạn sẽ tập trung vào việc làm chủ các kỹ năng sale, xây dựng mạng lưới khách hàng và tạo ra doanh số ổn định.
  • Giai đoạn quản lý: Ở giai đoạn này, bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý đội nhóm, phân bổ KPI, xây dựng chiến lược bán hàng và đào tạo các nhân viên mới, dẫn dắt đội ngũ đạt được mục tiêu chung.

Các thách thức mà sale thường gặp

Mặc dù hấp dẫn, nghề sale cũng đi kèm với không ít thách thức. Cụ thể:

  • Áp lực doanh số: Đây là áp lực lớn nhất của người làm sale. Bạn sẽ luôn có mục tiêu doanh số phải đạt được. Hãy coi áp lực là động lực để vươn lên và phá vỡ giới hạn bản thân.
  • Cạnh tranh cao: Bạn không chỉ cạnh tranh với đối thủ mà còn với đồng nghiệp. Điều này đòi hỏi bạn phải liên tục học hỏi và tạo ra sự khác biệt trong cách tiếp cận khách hàng.
  • Từ chối của khách hàng: Bị từ chối là chuyện cơm bữa. Quan trọng là bạn phải học cách “làm dày mặt”, giữ tinh thần lạc quan và xem mỗi lời từ chối là cơ hội để học hỏi và cải thiện.

Các thách thức mà sale thường gặp

Nhân viên sale phải đối mặt với không ít thách thức

Tips để trở thành sale giỏi

Muốn “phá đảo” nghề sale? Dưới đây là vài bí quyết nhỏ bạn nên bỏ túi:

Học hỏi liên tục

Thị trường luôn thay đổi, sản phẩm luôn cải tiến. Đừng ngừng đọc sách, tham gia các khóa học, học hỏi từ những người giỏi hơn và cập nhật thông tin ngành. Việc không ngừng nâng cao kiến thức sẽ giúp bạn luôn dẫn đầu.

Xây dựng mối quan hệ khách hàng bền vững

Đừng chỉ bán một lần rồi thôi, hãy chăm sóc khách hàng kỹ lưỡng sau bán, biến họ thành “fan cứng” của bạn, đây là nguồn tiềm năng vô giá mà bạn cần trân trọng.

Giữ tinh thần tích cực

Nghề sale có những lúc rất áp lực và nhiều lời từ chối. Sức khỏe tinh thần là chìa khóa để bạn không “đứt gánh” giữa đường. Hãy học cách đối mặt với áp lực, tìm kiếm niềm vui trong công việc và luôn giữ thái độ lạc quan, kiên cường.

Những lỗi sai thường gặp và cách khắc phục

  • Thiếu kiến thức sản phẩm: Nếu không hiểu rõ sản phẩm, bạn khó lòng tạo được niềm tin với khách. Hãy tìm hiểu kỹ mọi khía cạnh của sản phẩm để tự tin tư vấn cho khách hàng.
  • Không lắng nghe khách hàng: Chỉ nói mà không lắng nghe nhu cầu khách là sai lầm lớn. Vì vậy, hãy tập trung lắng nghe chủ động để hiểu rõ vấn đề của khách, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Bỏ qua chăm sóc sau bán hàng: Chốt đơn không phải là kết thúc, bỏ qua bước này khiến bạn mất cơ hội upsell và giữ chân khách hàng. Nhân viên sale cần duy trì liên lạc, hỗ trợ kịp thời để xây dựng mối quan hệ bền vững và tạo ra khách hàng trung thành.

>>> Tham khảo bài viết liên quan:

8 chiến lược bán hàng hiệu quả cho người mới bắt đầu

Kết luận

Bạn đang tìm kiếm một công việc năng động, hãy dấn thân và khám phá nhân viên sale là gì qua trải nghiệm thực tế. Hãy nhớ rằng kiến thức vững vàng, kỹ năng giao tiếp và tinh thần lạc quan là chìa khóa để trở thành một nhân viên sale thực thụ và gặt hái thành công.

Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm giải pháp để xây dựng đội ngũ sale hiệu quả, tối ưu quy trình bán hàng hoặc triển khai hệ thống CRM chuyên nghiệp, MP Transformation sẵn sàng đồng hành, cung cấp các giải pháp đào tạo, phần mềm quản lý và chiến lược tăng trưởng dành riêng cho đội ngũ kinh doanh – giúp bạn nâng cao hiệu suất, giữ chân khách hàng và phát triển bền vững.

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
Rate this post

TÌM KIẾM

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Để tìm hiểu thêm về MP Transformation, hãy theo dõi và tương tác với chúng tôi trên các trang mạng xã hội

TRỤ SỞ CHÍNH:

Tầng 10, Tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

1900585853

contact@mpt.com.vn

NEED CONTACT CENTER SOLUTIONS

LET’S START NOW
expand_less
1900 585853