Công việc chăm sóc khách hàng – Yếu tố tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp

Công việc chăm sóc khách hàng là vị trí đang được nhiều người tìm kiếm. Công việc này yêu cầu sự nhiệt tình, nhanh nhẹn, khéo léo, khả năng xử lý tình huống tốt. Thu nhập của công việc này cũng khá ổn định nên vị trí này được rất nhiều người tìm kiếm. 

Việc tìm hiểu những thông tin mô tả chi tiết công việc chăm sóc khách hàng sẽ giúp ứng viên chuẩn bị chu đáo và dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào nội dung bài viết này để tìm ra cơ hội cũng như ứng dụng hiệu quả việc chăm sóc khách hàng đem lại doanh thu cho doanh nghiệp của mình. Vậy những thông tin mô tả công việc cho vị trí này là gì? Và tại sao các doanh nghiệp lại phải cần đến bộ phận chăm sóc khách hàng này. Cùng MP Transformation tìm hiểu chi tiết qua những nội dung trong bài viết sau đây. 

Tại sao công việc chăm sóc khách hàng là rất quan trọng?

Công việc chăm sóc khách hàng là vị trí tiếp nhận, xử lý, giải quyết những vấn đề, khiếu nại của khách hàng. Vị trí này đóng vai trò thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của khách hàng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của công ty. Nhân viên tại vị trí này đóng vai trò cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Tại sao công việc chăm sóc khách hàng là rất quan trọng?

Chăm sóc khách hàng là một công việc vô cùng quan trọng

Khi số lượng, chất lượng sản phẩm bán ra là như nhau, doanh nghiệp nào có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn, thúc đẩy doanh thu. Bởi, những nhân viên này có nhiệm vụ giải quyết vấn đề, mong muốn của khách hàng. Nhờ đó, họ cảm thấy an tâm, hài lòng hơn khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty. 

Công việc chăm sóc khách hàng cũng là vị trí quan trọng giúp công ty xây dựng đội ngũ khách hàng trung thành. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm, dịch vụ, họ sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Việc thu hút khách hàng mới cũng dễ dàng hơn nếu bạn đã có những khách hàng trung thành. 

10 công ty chăm sóc khách hàng tốt nhất thế giới

Phân biệt giữa công việc hỗ trợ khách hàng và chăm sóc khách hàng

Hỗ trợ khách hàng và chăm sóc khách hàng là hai vị trí công việc mà nhiều người nhầm lẫn. Bởi, hai vị trí này có nhiều điểm tương đồng về các công việc cần thực hiện và đều hướng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, hai vị trí này vẫn có nhiều điểm khác biệt:

Về đối tượng khách hàng:

  • Chăm sóc khách hàng: tập trung vào nhóm khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ
  • Hỗ trợ khách hàng: tập trung vào nhóm khách hàng đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ

Về cách thức hoạt động:

  • Chăm sóc khách hàng: hỗ trợ, trao đổi, giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, thậm chí là khi chưa mua sản phẩm
  • Hỗ trợ khách hàng: hỗ trợ, giải đáp các vấn đề mà khách hàng trước, trong, sau khi mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ

Về mục đích:

  • Chăm sóc khách hàng: hướng tới mọi đối tượng khách hàng để xây dựng được niềm tin, giữ chân họ và thu hút các khách hàng mới.
  • Hỗ trợ khách hàng: làm hài lòng nhóm khách hàng hiện tại để nhận được sự đánh giá tốt nhất. 

Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ thực hiện các công việc gì?

Mô tả công việc chăm sóc khách hàng ở mỗi công ty sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, họ đều đảm nhận một số đầu việc chung như sau:

  • Giao tiếp với khách hàng, tiếp nhận các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh
  • Hỗ trợ khách hàng trong việc tìm cách giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải
  • Chủ động liên hệ với khách hàng để thu thập thông tin về trải nghiệm của họ khi sử dụng và cung cấp những thông tin này đến bộ phận cải tiến, hoàn thiện dịch vụ, sản phẩm. 
  • Tặng quà, ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết, khách VIP vào các dịp đặc biệt như lễ tết, sinh nhật,…
  • Phối hợp với bộ phận tiếp thị để triển khai các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi,… dành cho tệp khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành. 
  • Đưa ra các đề xuất, kế hoạch chăm sóc khách hàng, thực hiện và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ. 
  • Phối hợp với các phòng ban khác, bộ phận khác trong công ty để đề xuất những chiến lược kinh doanh hiệu quả. 

Công việc chăm sóc khách hàng có mức thu nhập là bao nhiêu?

Đối với người có kinh nghiệm từ 0-2 năm, mức lương trung bình của công việc chăm sóc khách hàng tuyển dụng khoảng 7 triệu đồng/tháng. Với người chưa có kinh nghiệm, mức lương khởi điểm chỉ khoảng 2 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đây là một vị trí có khoảng lương rất rộng, khi bạn đã trau dồi được kinh nghiệm công việc cũng như chuyên môn, mức lương có thể lên tới 25 triệu đồng/tháng. 

Công việc chăm sóc khách hàng có mức thu nhập là bao nhiêu?

Các yếu tố để trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp 

Để trở thành một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, bạn cần tìm hiểu những thông tin yêu cầu cơ bản cho công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng khi có ý định bắt đầu công việc này. Dưới đây là một số yếu tố cần trang bị để trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. 

Trang bị kiến thức chuyên môn

Đối với một công việc, ngành nghề, nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ứng viên có kiến thức chuyên môn về vị trí đó. Tuy nhiên, đối với công việc chăm sóc khách hàng, vị trí này vẫn rộng mở cho các bạn học trái ngành. 

Cụ thể, khi chưa có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực chăm sóc khách hàng, bạn vẫn có thể ứng tuyển thực tập sinh. Từ đó học hỏi và xây dựng kiến thức để phát triển sự nghiệp với công việc này. 

Trang bị về kỹ năng

Để thực hiện tốt các công việc ở vị trí này, bạn cần trau dồi nhiều kỹ năng cho bản thân. Cụ thể như:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt: giúp trao đổi thông tin với khách hàng một cách rõ ràng, hiểu được mong muốn, nhu cầu của họ và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. 
  • Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề: giúp ứng biến, giải quyết vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng
  • Khả năng chịu áp lực: vị trí này yêu cầu bạn phải tiếp xúc với nhiều tệp khách hàng ở mọi độ tuổi nên cần khả năng chịu áp lực tốt và luôn duy trì thái độ nhã nhặn. 
  • Kỹ năng làm việc nhóm: sau khi nhận phản hồi từ khách hàng, bạn cần có kỹ năng làm việc nhóm để phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác trong công ty.
  • Kỹ năng phân tích, nghiên cứu: kỹ năng này sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt tâm lý, nhu cầu khách hàng và xây dựng các chiến lược tư vấn hiệu quả. 
  • Kỹ năng ngoại ngữ: khả năng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh sẽ là cơ hội, lợi thế cho bạn trong việc tư vấn khách hàng. 

Yêu cầu về tác phong, tính cách

Công việc chăm sóc khách hàng là bộ mặt đại diện công ty. Do đó, nhân viên tại trí này cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Lời nói nhẹ nhàng, hòa nhã, cử chỉ, hành động tinh tế để tạo được thiện cảm với người tiếp xúc.

Ngoài ra, những người ứng tuyển vị trí này cũng cần rèn luyện tính cách nhẫn nại. Họ cũng cần linh hoạt trong xử lý tình huống, tiếp xúc với khách hàng. 

Trang bị các kỹ năng để trở thành một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Trang bị các kỹ năng để trở thành một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Yêu cầu về CV và mẫu đơn xin việc

Dù ứng tuyển vào vị trí chăm sóc khách hàng hay bất cứ công việc nào, bạn cũng cần chuẩn bị một lá đơn xin việc, CV chuyên nghiệp. Đối với vị trí này, CV và đơn xin việc của bạn cần đảm bảo những yêu cầu trong mô tả công việc. Đồng thời, bạn cũng nên thể hiện tinh thần cầu tiến, ham học hỏi của mình trong hồ sơ xin việc. 

Lời kết

Công việc chăm sóc khách hàng là một vị trí quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp. Vị trí này giúp doanh nghiệp xây dựng được nhóm khách hàng gắn bó trung thành, mang đến sự hài lòng cho họ trong quá trình trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay, để tiết kiện chi phí và không phải xây dựng bộ máy nhân sự cồng kềnh thì đa số các doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức dịch vụ thuê ngoài nhân sự chăm sóc khách hàng để thực hiện công việc này. Hình thức này được áp dụng cho tất cả các ngành nghề như viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, giáo dục, y tế, công nghệ, logictis, thương mại điện tử, dịch vụ khách hàng,…..

Có thể thấy công việc chăm sóc khách hàng không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm chuyên môn nhưng đòi hỏi sự khéo léo trong giao tiếp, linh hoạt trong ứng xử. Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp bạn tìm hiểu các thông tin cơ bản về công việc và chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng phù hợp nhất để ứng tuyển vị trí này. Nếu muốn ứng tuyển vị trí công việc này, vui lòng để lại thông tin trên chatbox hoặc liên hệ với chúng tôi nhé!

Thông tin liên hệ:

MP Transformation: Giải pháp Contact Center và CSKH ứng dụng công nghệ AI

– Trụ sở chính: Tầng 10, tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

– Chi nhánh Hà Nội: Lô S5-7, đường Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội.

– Chi nhánh Đà Nẵng: 252 Đường 30 tháng 4, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

– Chi nhánh T.p Hồ Chí Minh: 36-38A Trần Văn Dư, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

– Hotline: 1900 585853

– Email: contact@mpt.com.vn

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 vote)

TÌM KIẾM

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Để tìm hiểu thêm về MP Transformation, hãy theo dõi và tương tác với chúng tôi trên các trang mạng xã hội

TRỤ SỞ CHÍNH:

Tầng 10, Tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

1900585853

contact@mpt.com.vn

NEED CONTACT CENTER SOLUTIONS

LET’S START NOW
expand_less
1900 585853