Telesales được coi là một trong những phương thức bán hàng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay đặc biệt trong thị trường bất động sản. Nếu bạn đang tìm cách cải thiện kỹ năng telesales và muốn tìm kiếm một kịch bản telesales chuyên nghiệp, giúp bạn tự tin chinh phục khách hàng và đạt được mục tiêu doanh số đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Chúng tôi sẽ cung cấp những chiến lược và kịch bản telesales bất động sản hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng “chốt đơn” và bứt phá trong lĩnh vực bất động sản.
Nội dung bài viết
Telesales được hiểu đơn giản là bán hàng qua điện thoại, là phương pháp tiếp cận khách hàng trực tiếp thông qua các cuộc gọi.
Telesales bất động sản là hình thức bán hàng qua điện thoại, trong đó nhân viên tư vấn sử dụng kỹ năng giao tiếp và kiến thức chuyên môn để giới thiệu, tư vấn và thuyết phục họ mua các sản phẩm bất động sản như căn hộ, nhà phố, đất nền, biệt thự, v.v.
Tìm hiểu về telesale bất động sản
Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các hình thức bán hàng truyền thống, đặc biệt là khả năng tiếp cận khách hàng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả chốt deal.
>>> Xem thêm bài viết liên quan:
Trước khi bắt tay bảo xây dựng kịch bản telesales bất động sản bạn cần nắm đươc quy trình sau:
Liệu khách hàng có tin tưởng giao phó nhiệm vụ tư vấn tài sản tích lũy cả đời của mình cho một nhân viên thiếu kinh nghiệm? Vì thế trước hết bạn cần dành thời gian để nghiên cứu dự án, hiểu hết toàn bộ kiến thức liên quan đến:
Bạn đã nắm trong tay toàn bộ kiến thức liên quan đến dự án, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để mang lại giá trị đó cho khách hàng? Để tránh việc hỏi vài câu khách hàng đã cúp máy bạn cần chào đúng sản phẩm cho người đúng nhu cầu, lựa chọn tệp data khách hàng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp để tăng hiệu quả cuộc gọi. Để biết ai đúng nhu cầu với sản phẩm, bạn cần:
Dưới đây là 4 mẫu kịch bản telesales mà bất cứ nhân viên bất động sản nào cũng cần đúc kết cho mình để nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng:
Mẫu kịch bản telesales bất động sản
Đối với một dự án mới cần giới thiệu và tạo được sự quan tâm, bạn có thể tham khảo kịch bản dưới đây:
Nhân viên: “Chào anh/chị, em là [Tên nhân viên] từ [Tên công ty]. Hôm nay em gọi điện để thông báo về dự án [Tên dự án] tại [Địa điểm], chuẩn bị mở bán vào ngày [Thời gian mở bán]. Dự án này có vị trí đắc địa và nhiều tiện ích cao cấp như [liệt kê tiện ích]. Anh/chị có muốn biết thêm thông tin không?”
Khách hàng: Ồ, cảm ơn anh/chị đã gọi. Dự án đó ở đâu vậy?
Nhân viên: Dự án nằm tại [Khu vực], gần với các tiện ích như trường học, bệnh viện, và trung tâm thương mại. Đặc biệt, dự án này có chương trình ưu đãi đặc biệt cho khách hàng đặt cọc sớm, bao gồm giảm giá và quà tặng hấp dẫn.
Để tái tiếp cận khách hàng cũ và cập nhật thông tin cũng như khai thác nhu cầu mới hay để tăng cường sự chân thành, bạn có thể tham khảo kịch bản dưới đây:
Nhân viên: Chào anh/chị [Tên khách hàng], em là [Tên nhân viên] từ [Tên công ty]. Trước đây anh/chị đã từng quan tâm đến dự án [Tên dự án] của bên em, không biết anh/chị còn quan tâm hay có nhu cầu mua thêm không ạ?
Khách hàng: Ừ, nhớ rồi, sao em?
Nhân viên: Dạ, hiện tại dự án đang có thêm một số căn đẹp vừa mở bán, và bên em cũng đang triển khai chương trình ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng cũ. Ngoài ra, dự án đã hoàn thiện thêm nhiều tiện ích, rất thuận lợi cho gia đình mình sinh sống lâu dài. Anh/chị có muốn tham khảo thêm thông tin mới không ạ?
Kịch bản telesales tư vấn dựa trên nhu cầu cụ thể của khách hàng bạn cần lắng nghe và phân tích, cùng với sự kiên nhẫn, linh hoạt tiếp cận để phù hợp với từng khách hàng
Nhân viên: Chào anh/chị, em là [Tên nhân viên] từ công ty bất động sản [Tên công ty]. Em gọi điện để tư vấn về nhu cầu mua bất động sản của anh/chị. Anh/chị đang tìm kiếm loại hình bất động sản nào, căn hộ hay nhà phố?
Khách hàng: Em đang tìm một căn hộ để ở.
Nhân viên: Dạ, em hiểu rồi. Dự án của chúng tôi có nhiều căn hộ đẹp tại [Địa điểm], với nhiều tiện ích như hồ bơi, phòng gym, và khu vui chơi cho trẻ em. Anh/chị có muốn biết thêm thông tin về dự án này không?
Khách hàng: Ừ, em gửi thông tin qua email nhé.
Nhân viên: Dạ vâng, em sẽ gửi thông tin chi tiết về dự án qua email của anh/chị. Nếu anh/chị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn đặt lịch hẹn tham quan dự án, hãy cho em biết nhé.
Cũng là mẫu kịch bản hướng tới đối tượng cũ nhưng thông qua đối tượng cũ để nhờ họ hỗ trợ mở rộng tệp khách hàng:
Nhân viên: Chào anh/chị, em là [Tên nhân viên] từ công ty bất động sản [Tên công ty]. Đợt này bên em đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh và cần chị giúp đỡ. Không biết chị có tiện nói chuyện về vấn đề này không ạ?
Khách Hàng: Ok. Em nói rõ hơn đi.
Nhân viên: Vâng em cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị, không biết anh/chị có người thân nào quan tâm đến việc mua bán bất động sản thời gian gần đây không ạ?
Khách Hàng: Mình không có nhé
Nhân viên: Dạ không sao ạ. Nếu anh/chị biết người quen có nhu cầu thì giới thiệu cho em nhé. Cảm ơn anh/chị rất nhiều ạ.
>>> Tham khảo bài viết liên quan:
Chia sẻ với bạn một số lưu ý quan trọng giúp bạn xây dựng kịch bản telesales bất động sản hiệu quả, tối ưu cuộc gọi, tạo ấn tượng tốt với khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi:
Lưu ý khi xây dựng kịch bản telesales bất động sản
Những giây đầu tiên của cuộc gọi là rất quan trọng, mở ra cơ hội cho cuộc trò chuyện quan trọng. Hãy tận dụng vài giây đầu tiên để tạo thiện cảm với khách hàng. Bắt đầu bằng giọng nói ấm áp, thân thiện, thể hiện sự chuyên nghiệp và tự tin. Đừng quên tạo sự kết nối cá nhân bằng cách gọi tên khách hàng, hoặc tìm điểm chung. Luôn tôn trọng thời gian của khách hàng, và mở đầu bằng một câu hỏi gợi mở để thu hút sự chú ý. Nhữngđiều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt, xây dựng nền tảng cho một cuộc trò chuyện hiệu quả.
Khi xử lý từ chối trong telesale bất động sản, điều quan trọng là phải lắng nghe và đồng cảm với khách hàng. Hãy bắt đầu bằng cách lắng nghe kỹ lưỡng lý do từ chối của họ và thể hiện sự hiểu biết.
Ví dụ, bạn có thể nói: “Em hiểu rằng anh/chị đang băn khoăn về giá. Em có thể chia sẻ thêm về các chương trình ưu đãi hiện tại của dự án không?”.
Tiếp theo, hãy xác định rõ lý do từ chối để phân loại khách hàng giữa “không đủ điều kiện” và “khách hàng tiềm năng”. Bạn có thể đặt câu hỏi như: “Anh/chị có thể cho em biết lý do chính khiến anh/chị chưa quyết định mua không ạ?”.
Sau đó, cung cấp thông tin bổ sung để làm rõ lợi ích của sản phẩm/dịch vụ, tập trung vào USP (Unique Selling Point). Ví dụ: “Dự án của chúng em có vị trí đắc địa và nhiều tiện ích cao cấp. Em có thể gửi thông tin chi tiết qua email cho anh/chị tham khảo không?”. Cuối cùng, hãy hẹn thời gian gọi lại để tiếp tục tư vấn khi khách hàng đã có thêm thông tin hoặc thay đổi quyết định.
Để tránh làm mất thời gian của khách hàng, bạn chỉ nên đi thẳng vào vấn đề và tập trung vào những thông tin quan trọng. Kịch bản của bạn cần phải được thể hiện rõ ràng ngắn gọn, tránh sử dụng những ngôn ngữ chuyên môn, dài dòng, phức tạp. Hãy đảm bảo rằng thông tin được trình bày một cách logic và dễ hiểu đến khách hàng.
>>> Tham khảo thêm bài viết liên quan:
Để thành công trong lĩnh vực telesales bất động sản, bạn cần kết hợp giữa kỹ năng giao tiếp tốt, kiến thức chuyên sâu về thị trường và khả năng ứng biến linh hoạt trong từng tình huống. Bằng cách thực hành và cải thiện liên tục, bạn sẽ trở thành một chuyên viên telesales giỏi, có thể chốt deal nhanh chóng và hiệu quả.
Hy vọng rằng với những kịch bản và chiến lược được chia sẻ trong bài viết này, MP Transformation mong bạn sẽ có thêm công cụ và tự tin để đạt được thành công trong sự nghiệp telesales bất động sản của mình.
MP Transformation: Giải pháp Contact Center và CSKH ứng dụng công nghệ AI
Công ty cổ phần Minh Phúc Transformation
Để tìm hiểu thêm về MP Transformation, hãy theo dõi và tương tác với chúng tôi trên các trang mạng xã hội
Tầng 10, Tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
1900585853
contact@mpt.com.vn