Mô hình SMART: Công cụ xây dựng mục tiêu hiệu quả

Việc đặt mục tiêu sẽ giúp bạn sắp xếp được các công việc cần thực hiện để đạt được mục đích ban đầu. Điều này cũng không ngoại lệ với ngành Marketing khi ngày càng nhiều các mô hình mục tiêu được chủ doanh nghiệp, chuyên gia áp dụng để xây dựng kế hoạch làm việc. Một trong số đó phải nhắc đến mô hình SMART – mô hình đang được ứng dụng rộng rãi trong quản trị doanh nghiệp. 

Mô hình SMART được thiết lập dựa trên 5 tiêu chí bao gồm: Specific, Measurable, Actionable, Relevant, Time-Bound. Dựa theo mô hình này, doanh nghiệp có thể định hướng, triển khai các hoạt động phù hợp và gặt hái những kết quả tốt nhất. Trong bài viết này, hãy cùng MP Transformation tìm hiểu về mô hình này cũng như cách triển khai sao cho hiệu quả nhất. 

Mô hình SMART là gì? 

Mô hình SMART là một khuôn mẫu hữu ích giúp doanh nghiệp xác định, thiết lập mục tiêu phát triển trong tương lai. Mô hình này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả Marketing. Khi áp dụng, mô hình mục tiêu này giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động một cách hiệu quả và có thể theo dõi được. 

Mô hình SMART là gì? 

 

Mô hình mục tiêu này thiết lập dựa trên 5 tiêu chí bao gồm: Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Actionable (Tính khả thi), Relevant (Tính liên quan) và Time-bound (Có thời hạn đạt mục tiêu). Với mô hình Smart, doanh nghiệp có thể phân tích được những thuận lợi, bất lợi của mình, lên kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và đưa doanh nghiệp ngày một phát triển. 

Áp dụng mô hình SMART đem lại lợi ích gì? 

Mô hình mục tiêu SMART giúp doanh nghiệp xác định được kết quả muốn đạt được cùng nhiều lợi ích tuyệt vời khác trong quá trình kinh doanh, quản trị như: 

  • Xác định trọng tâm và hướng đi cho doanh nghiệp: Thông qua xác định mục tiêu doanh nghiệp có thể loại bỏ những mục tiêu không phù hợp, từ đó xác định hướng đi đúng trọng tâm cho doanh nghiệp. 
  • Lên kế hoạch khoa học: Dựa vào mô hình SMART, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch hoạt động hoàn chỉnh để đạt được mục tiêu đã đề ra. 
  • Thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên: Đi kèm với mục tiêu, doanh nghiệp có thể thiết lập các phần thưởng khuyến khích để thúc đẩy nỗ lực của nhân viên.  
  • Tạo ra kết quả nhanh hơn: Mô hình mục tiêu SMART nhấn mạnh vào yếu tố đo lường từ đó chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý biết phải làm gì để nhanh có được kết quả, tránh lãng phí thời gian. 
  • Giảm căng thẳng: Với mô hình này, mỗi nhân viên có thể tự xác lập mục tiêu cá nhân phù hợp với công việc của bản thân, từ đó giảm bớt căng thẳng trong công việc. 

Cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả

Hướng dẫn áp dụng mô hình SMART để xác định mục tiêu Marketing

Có thể nói mô hình mục tiêu SMART giúp doanh nghiệp định hướng, tập trung cho công việc và thực hiện các kế hoạch phù hợp để đạt được mục đích cuối cùng. Để áp dụng mô hình này, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yếu tố sau đây: 

Hướng dẫn áp dụng mô hình SMART để xác định mục tiêu Marketing

Cụ thể – Specific (S)

Mục tiêu của doanh nghiệp phải được đặt ra một cách rõ ràng, càng chi tiết, cụ thể càng tốt. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng thực hiện mục tiêu, tiến hành đo lường thành công một cách đơn giản hơn. 

Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu “tăng doanh số”, hãy nêu rõ nhiệm vụ là “tăng doanh số bán hàng trực tuyến thêm 15% doanh số trong quý tới”. Mục tiêu này nêu rõ các khía cạnh muốn đạt được, con số cần đạt và thời gian bao lâu. 

Đo lường được – Measurable (M)

Tiêu chí đo lường được trong mô hình SMART giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu, đồng thời đưa ra những điều chỉnh cần thiết nếu có. Tiêu chí này sẽ được gắn với những con số cụ thể, chỉ số đo lường cũng như xác định công cụ đo lường cho mục tiêu cuối cùng, cụ thể như sau: 

  • Chỉ số đo lường: chọn những chỉ số có liên quan trực tiếp đến mục tiêu
  • Con số cụ thể: đưa ra mục tiêu gắn với những số liệu chi tiết nhất, không mơ hồ, chung chung. 
  • Phương pháp đo lường: lựa chọn những công cụ, phương pháp đo lường phù hợp để theo dõi tiến độ. 

Ví dụ: Với mục tiêu là “tăng lượt truy cập website’, bạn có thể thiết lập mục tiêu như sau: 

  • Chỉ số đo lường: lượt truy cập website
  • Con số cụ thể: tăng lượt truy cập 10%, 20% hoặc 25%,…
  • Phương pháp đo lường: sử dụng các công cụ tính toán số lượt truy cập website như Google Analytics. 

Tính khả thi – Actionable (A)

Tính khả thi trong mô hình SMART đề cập đến việc mục tiêu phải khả thi và có thể thực hiện được. Nói cách khác, xác định mục tiêu trong mô hình này bạn cần phải đảm bảo rằng mục tiêu đó nằm trong khả năng thực hiện của mình. 

Để đảm bảo tính khả năng, doanh nghiệp có thể xem xét các yếu tố như: 

  • Tài nguyên: Doanh nghiệp có đủ tài nguyên về nhân sự, ngân sách, thời gian,… để triển khai kế hoạch cho mục tiêu hay không.
  • Kỹ năng: Đội ngũ của công ty có đủ kỹ năng, chuyên môn để thực hiện các công việc cần thiết giúp đạt được mục tiêu hay không. 
  • Các yếu tố bên ngoài: Môi trường kinh doanh hiện tại, tình hình kinh tế,… có thuận lợi hay khó khăn nào tác động đến doanh nghiệp không. 

Ví dụ, nếu bạn đặt mục tiêu tăng 50% doanh số trong một tháng nhưng cửa hàng không có đủ nhân viên bán hàng, ngân sách tiếp thị ít ỏi thì mục tiêu này không khả thi. Thay vào đó, người quản lý có thể đặt mục tiêu tăng 10% doanh số trong thời gian một tháng để đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả. 

Tính liên quan – Relevant

Mục tiêu được đặt ra theo SMART phải có sự liên quan với mục đích chung, chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Khi thiết lập mô hình SMART theo tiêu chí này, doanh nghiệp có thể đảm bảo việc thực hiện mục tiêu sẽ có ý nghĩa và mang lại giá trị thực tế cho doanh nghiệp, công ty. 

Ví dụ, mục tiêu kinh doanh là tăng 20% doanh thu trong quý 3 thì mục tiêu chiến lượng Marketing phải là tập trung vào việc tạo ra khách hàng tiềm năng, thúc đẩy chuyển đổi. Đặt các mục tiêu Marketing không liên quan đến mục tiêu kinh doanh sẽ chỉ lãng phí thời gian và nguồn lực.

Có thời hạn đặt mục tiêu – Time-bound (T)

Trong mô hình SMART, tiêu chí có thời hạn đặt mục tiêu (Time-bound) sẽ đảm bảo mục tiêu được hoàn thành trong một thời gian cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào những nhiệm vụ cần được hoàn thành và tạo động lực để hành động, tăng cường kỷ luật cho nhân viên. 

Đồng thời, việc đặt ra thời gian mục tiêu cũng giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược của mình. Kết hợp với việc đo lường, doanh nghiệp sẽ xác định được lĩnh vực nào cần cải thiện và điều chỉnh công việc để đạt được mục tiêu đúng hạn. 

Case Study mục tiêu Marketing theo mô hình SMART của các doanh nghiệp lớn

Mô hình SMART được nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ ứng dụng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển. Trong đó phải kể đến sự thành công của hai doanh nghiệp là Vinamilk và Coca-Cola trong việc sử dụng mô hình này. 

Mô hình SMART của Vinamilk

Mô hình SMART của Vinamilk

Mục tiêu SMART: Tăng doanh số bán hàng sản phẩm sữa tươi trong mỗi quý thêm 20%. 

  • Tính cụ thể: Đạt được doanh thu sản phẩm sữa tươi mỗi quý nhiều hơn 20%, nhà máy sản xuất sữa tươi của Vinamilk phải đạt được chứng nhận ISO  9001 trước cuối năm 2024 đồng thời đưa doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường châu Á với dòng sản phẩm sức khỏe và dinh dưỡng. 
  • Tính đo lường được: Đo lường thông quá các chỉ số như tỷ lệ thị phần, doanh số bán hàng, số lượng nhà máy nhận chứng nhận, lợi nhuận mỗi quý. 
  • Tính khả thị: Vinamilk đã tiến hành nghiên cứu thị trường, khả năng tài chính, nguồn lực của doanh nghiệp cũng như năng lực sản xuất để đảm bảo mục tiêu đã đề ra có thể thực hiện. 
  • Tính liên quan: Mục tiêu được đưa ra có liên quan đến hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp cũng như góp phần vào sự phát triển bền vững của Vinamilk. 
  • Có thời hạn mục tiêu: Vinamilk đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ chiếm lĩnh thị trường châu Á cũng như xây dựng 15 nhà máy sản xuất ở Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ vào năm 2025. Cùng với đó là từng mốc thời gian cụ thể cho các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn để đảm bảo mục tiêu chung của doanh nghiệp. 

Mô hình SMART của Coca-cola

Mô hình SMART của Coca-cola

Mục tiêu SMART: tăng doanh thu lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm nước ngọt lên 30% trong thời gian ba quý tới. 

  • Tinh cụ thể: Tăng doanh thu và lợi nhuận 30% từ các cửa hàng bán lẻ, các đại lý của Coca-Cola trong thời gian ba quý tới so với cùng kỳ năm ngoái. 
  • Tính đo lường được: Đo lường doanh số bán hàng hàng tháng và doanh thu tổng hợp theo quý của từng cửa hàng bán lẻ và đại lý của Coca-Cola, đồng thời đo lường số lượng tiếp nhận của các chiến lược marketing được thực hiện trong thời gian này. 
  • Tính khả thi: Việc thực hiện mục tiêu của Coca-Cola được đánh giá dựa trên tính khả năng về ngân sách tiếp thị quảng cáo, số lượng mạng lưới phân phối, nhân lực thực hiện và đảm bảo luôn đáp ứng được khả năng triển khai mục tiêu. 
  • Tính liên quan: Mục tiêu này của Coca-Cola có liên quan trực tiếp đến chiến lược tiếp thị thương hiệu của hãng cũng như là mục tiêu tăng cường sự tiếp cận, cải thiện doanh thu của doanh nghiệp. 
  • Có thời hạn mục tiêu: Mục tiêu được đặt thời gian thực hiện trong một năm để hoàn tất và đưa ra đánh giá cuối cùng

Kinh nghiệm đặt mục tiêu theo mô hình SMART trong Marketing

Việc áp dụng mô hình SMART vào quá trình xác định mục tiêu Marketing có thể đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu nhà quản lý cần lưu ý đến một số kinh nghiệm thực tế sau:

  • Định hướng mục tiêu cụ thể, rõ ràng: Mục tiêu cần được mô tả chi tiết, tránh mơ hồ hoặc chung chung đồng thời cân nhắc tính khả thi thực tế và thời gian thực hiện phù hợp 
  • Ghi mục tiêu trên giấy: Hãy viết ra những mục tiêu, mong muốn của doanh nghiệp và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên từ mục tiêu lớn đến mục tiêu nhỏ. 
  • Xây dựng kế hoạch triển khai mục tiêu: Sắp xếp mục tiêu thành từng giai đoạn thực hiện và đưa ra phương pháp, hành động thực hiện theo ngày, tuần, tháng hoặc từng quý. 

Outbound Call Center – Giải pháp Marketing giúp tăng hiệu suất kinh doanh

Phân biệt mô hình OKR và SMART

Cả mô hình SMART và mô hình OKR đều giúp doanh nghiệp xây dựng mục tiêu phù hợp với chiến lược hoạt động. Tuy nhiên, hai mô hình này cũng có một số điểm khác biệt, phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp. 

Điểm giống: 

  • Cả hai mô hình đều được xây dựng theo cách quản lý mục tiêu của Peter Drucker
  • Chúng giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu cụ thể từ đó xây dựng và phát triển tổ chức một cách tốt nhất. 
  • Cả mô hình SMART và OKR đều đưa ra một mục tiêu cụ thể, rõ ràng, với phạm vi xác định và được thực hiện bằng các hành động cụ thể. 
  • Doanh nghiệp có thể tiến hành đo lường hiệu quả của cả hai mô hình thông qua những số liệu cụ thể
  • Mục tiêu mà SMART và OKR đặt ra đều phải cân nhắc dựa trên tài nguyên và nguồn lực, ngân sách của doanh nghiệp. 
  • Những mục tiêu được thực hiện theo mô hình OKR và SMART đều liên quan đến mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp và được thực hiện trong một thời gian cụ thể. 

Điểm khác:

  • Mô hình SMART có quy mô thực hiện nhỏ hơn, phù hợp với từng cá nhân trong doanh nghiệp. Trong khi đó, mục tiêu của OKR sẽ hướng tới áp dụng cho toàn công ty và phân cấp theo từng phòng ban. 
  • Thời gian áp dụng của mô hình SMART phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn trong khoảng 1 tuần, 1 tháng, vài tháng. Ngược lại, mô hình OKR thích hợp với mục tiêu dài hạn từ 1 năm trở lên. 

Chọn 2 mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng tốt

Lời kết

Có thể nói mô hình SMART là một công cụ hữu ích trong việc xác định mục tiêu ngắn hạn cho doanh nghiệp. Khi áp dụng các nguyên tắc trong xây dựng mô hình mục tiêu như tính cụ thể, tính đo lường, tính liên quan và có thời gian, doanh nghiệp có thể thiết lập hoạt động một cách rõ ràng, dễ hiểu và dễ theo dõi. 

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý xây dựng được một mục tiêu cụ thể phù hợp với chiến lược phát triển của mình. Đồng thời hiểu rõ hơn về mô hình SMART trong công việc cũng như cách tăng tăng khả năng đạt được mục tiêu và thúc đẩy thành công cho doanh nghiệp. 

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 vote)

TÌM KIẾM

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Để tìm hiểu thêm về MP Transformation, hãy theo dõi và tương tác với chúng tôi trên các trang mạng xã hội

TRỤ SỞ CHÍNH:

Tầng 10, Tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

1900585853

contact@mpt.com.vn

NEED CONTACT CENTER SOLUTIONS

LET’S START NOW
expand_less
1900 585853