Tuy được hình thành từ khá sớm nhưng hiện nay có không ít doanh nghiệp vẫn chưa biết dịch vụ BPO là gì? Và hoạt động này có tác dụng như thế nào với doanh nghiệp. Thực chất, BPO là viết tắt của “Business Process Outsourcing“. Đây là một hình thức kinh doanh phổ biến, trong đó một công ty thuê một công ty khác hoặc một nhóm nhân viên độc lập để thực hiện một số quy trình kinh doanh. Các hoạt động thuê ngoài phổ biến là quản lý tài chính, quản lý tài sản, quản lý hồ sơ nhân viên, hỗ trợ khách hàng hoặc quản lý chuỗi cung ứng….
Trong các dịch vụ BPO, công ty thuê có thể yêu cầu nhà cung cấp BPO phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình riêng của mình hoặc những tiêu chuẩn và quy trình quốc tế được chứng nhận. Bằng cách sử dụng dịch vụ BPO, các công ty có thể tập trung vào hoạt động cốt lõi, tăng năng suất và giảm chi phí. Để hiểu rõ hơn khái niệm BPO là gì? Cũng như những lợi ích mà hoạt động này đem lại, hãy cùng theo dõi trong bài viết ngay sau đây.
Nội dung bài viết
BPO là tên viết tắt của cụm từ Business Process Outsourcing là hoạt động mà doanh nghiệp thuê ngoài bên thứ ba để hỗ trợ quản lý và vận hành doanh nghiệp. Từ đó các công ty này có đủ thời gian để tập trung vào lĩnh vực chuyên môn và phát triển những thế mạnh cốt lõi.
Vậy hình thức BPO là gì? Có thể hiểu vắn tắt đây là công việc mà phía doanh nghiệp uỷ thác cho một đơn vị khác thực hiện các hoạt động hỗ trợ kinh doanh. Nhiều ngành được xếp vào danh sách BPO thường yêu cầu số lượng nhân sự lớn nhưng trình độ lại không yêu cầu cao. Các ngành này có thể kể đến là chăm sóc khách hàng, nhập liệu, telesales….
BPO là gì? Dịch vụ BPO phù hợp với lĩnh vực nào?
Mô hình thuê ngoài BPO phát triển mạnh ở các nước đông dân điển hình là khu vực Đông Nam Á. Trong đó Philippines chính là quốc gia có hoạt động BPO phát triển rực rỡ bởi dân số đông và nguồn nhân lực chuyên môn cao.
Outsource là gì? Outsource có phải BPO không?
Cụ thể, các công việc mà công ty Business Process Outsourcing sẽ hỗ trợ khách hàng là:
Ngoài ra, công ty BPO cũng có thể cung cấp các dịch vụ khác như quản lý dữ liệu, lập trình máy tính và phát triển phần mềm, quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) và tiếp thị trực tuyến.
Để hiểu rõ hơn BPO là gì thì sau đây hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành của loại hình này trên thế giới và tại Việt Nam nhé!
BOP ra mắt thị trường lần đầu tiên vào năm 1980 tại Hoa Kỳ, khi các công ty bắt đầu sử dụng các nhà cung cấp ngoài để giảm chi phí và tập trung vào các hoạt động cốt lõi của họ.Sau đó, ngành công nghiệp này đã phát triển nhanh chóng và lan rộng ra toàn cầu. Các quốc gia đông dân như Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam trở thành các trung tâm BPO lớn nhất thế giới.
Lịch sử ra đời và phát triển của BPO?
Tại khu vực Đông Nam Á, Philippines được mệnh danh là “con rồng” của ngành dịch vụ thuê ngoài với hơn 1 triệu người làm việc trong lĩnh vực này. Trung Quốc và Việt Nam là các trung tâm BPO mới nổi, với nhiều công ty đang mở các trung tâm BPO tại các thành phố như Thượng Hải, Bắc Kinh và Hà Nội. Những quốc gia này đang tận dụng mọi lợi thế về chi phí lao động và sự đổi mới công nghệ để thu hút các công ty Business Process Outsourcing.
Trong tương lai, dự báo rằng ngành BPO sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng và sẽ có sự thay đổi về công nghệ và xu hướng.
Năm 1998 Công ty CP Phần mềm FPT lần đầu tiên đưa dịch vụ BPO về Việt Nam và trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này. Sau đó, các công ty BPO lớn khác như IBM, HP, Unilever, Capgemini, Accenture… cũng lần lượt mở rộng thị trường tại Việt Nam.
Trong những năm 2000, BPO ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực IT và dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, các lĩnh vực BPO khác như tài chính, kế toán, bảo hiểm, y tế, giáo dục…cũng lần lượt được phát triển mạnh.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2020, lĩnh vực BPO tại Việt Nam đạt doanh thu 3,2 tỷ USD, tăng trưởng 5% so với năm 2019. Việt Nam hiện là một trong những đối tác BPO tiềm năng nhất của các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu…
BPO được chia làm 3 hình thức phổ biến dựa trên các nhà cung cấp dịch vụ. 3 hình thức này là:
Không chỉ khách hàng thắc mắc thuê ngoài BPO là gì mà họ còn quan tâm BPO phù hợp với lĩnh vực hoạt động nào? Để trả lời cho 2 câu hỏi trên hãy xem tiếp các thông tin được đề cập ngay bên dưới.
Ngoài ra, BPO còn có thể phù hợp với các lĩnh vực khác như quản lý chuỗi cung ứng, tiếp thị, bán hàng, vận hành và dịch vụ khách hàng.
BPO phù hợp với lĩnh vực hoạt động nào?
Lựa chọn hình thức BPO với dịch vụ IT Outsourcing uy tín
Khi sử dụng dịch vụ BPO các doanh nghiệp sẽ nhận về các lợi ích sau đây:
Khi hợp tác với các công ty thuê ngoài thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí sản xuất. Các công ty BPO có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mức chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không mất phí đào tạo và trả lương cho nhân viên chuyên môn cao mà vẫn có đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn của công ty.
Các công ty thuê ngoài cập nhật tình hình kinh tế rất nhanh chính vì thế có thể hỗ trợ doanh nghiệp điều hướng chiến lược để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế. Tránh rơi vào thế bị động khi trở thành doanh nghiệp đi sau thời đại.
Các công ty thuê ngoài có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các thiếu sót mà doanh nghiệp không đủ khả năng đảm nhiệm. Từ đó các công ty này sẽ có đủ thời gian và nhân lực tập trung vào các mảng cốt lõi đểphát triển công ty ngày càng tốt hơn.
Lợi ích của dịch vụ BPO là gì?
Nguồn nhân lực của các công ty BPO cực kỳ dồi dào và có nghiệp vụ chuyên môn cao. Nhờ vậy mà có thể tiếp thu và lắng nghe phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Sau đó thay đổi sản phẩm ngày càng phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Lúc này doanh nghiệp của bạn sẽ tăng lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ cùng ngành rất nhiều lần.
Việc hợp tác với các công ty thuê ngoài sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều thông tin hữu ích và được sử dụng các nguồn tài nguyên chất lượng cao. Bên cạnh đó bên thuê ngoài sẽ giúp phát triển các mặt thiếu sót của doanh nghiệp giúp bạn tập trung vào các thế mạnh, tăng cơ hội mở rộng phạm vi kinh doanh.
Bên cạnh việc hiểu rõ BPO là gì cũng như những lợi ích mà mô hình này đem lại thì doanh nghiệp cùng cần lưu ý các yếu tố sau đây:
Khi các doanh nghiệp chọn hợp tác với bên thuê ngoài thì đồng nghĩa phải chấp nhận việc bảo mật và an ninh của công ty bị xâm phạm. Vì vậy, để thuê ngoài hiệu quả, các doanh nghiệp cần được hỗ trợ từ các nhà điều hành CNTT đáng tin cậy, giúp đảm bảo hoạt động giao dịch được thực hiện một cách an toàn. Hơn nữa, giám đốc điều hành cũng nên tham gia vào quá trình đánh giá định kỳ về chức năng thuê ngoài, để xem xét việc tiếp tục thuê ngoài hoặc thay đổi thỏa thuận điều chỉnh khác hay không.
Doanh nghiệp cần xác định rõ phạm vi công việc, sau đó chuyển từ nhân viên nội bộ sang đối tác thuê ngoài khi hợp tác với bên cung cấp dịch vụ BPO. Bên cạnh đó, cần đánh giá quy trình làm việc của bên thứ 3 xem có ảnh hưởng đến mục tiêu và chiến lược hoạt động của công ty hay không.
Trước đó hai bên cần trao đổi cụ thể về mục tiêu chiến lược cũng như các tiêu chí cần đạt được để việc hợp tác trở nên suôn sẻ và chất lượng nhất.
MP Transformation tự hào là lá cờ tiên phong trong lĩnh vực Contact Center và BPO tại Việt Nam. Với hơn 21 năm kinh nghiệm trong ngành và cung cấp nhiều giải pháp Business Process Outsourcing (BPO) cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. MP Transformation luôn khẳng định thương hiệu bằng chính chất lượng dịch vụ mang đến cho khách hàng.
Hiện tại MP Transformation đang cung cấp các dịch vụ sau đây dành cho khách hàng:
Quý doanh nghiệp khi có nhu cầu thuê ngoài để giải quyết các vấn đề tồn đọng hoặc thiếu sót của mô hình kinh doanh hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo hotline: 1900 585853. Bên cạnh đó có thể truy cập website MP Transformation để được phản hồi nhanh chóng và chi tiết nhất.
Thị Trường BPO rộng mở cho các doanh nghiệp Việt Nam
Bài viết trên vừa giải đáp thắc mắc về dịch vụ thuê ngoài BPO là gì cũng như những thông tin hữu ích xoay quanh lĩnh vực này. BPO là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Việc sử dụng dịch vụ BPO giúp cho các tổ chức tập trung nhân lực và tài nguyên của mình vào các hoạt động chiến lược, từ đó tăng cường năng suất, hiệu quả và giảm thiểu chi phí hoạt động. Hơn nữa, việc sử dụng dịch vụ BPO cũng giúp các doanh nghiệp có thể tận dụng các công nghệ tiên tiến, cập nhật nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, việc áp dụng dịch vụ BPO cũng có những rủi ro, đặc biệt là về mặt an ninh thông tin. Việc chuyển giao dữ liệu và thông tin quan trọng đến một bên thứ ba có thể làm tăng nguy cơ bị đánh cắp thông tin hoặc lộ thông tin quan trọng của tổ chức. Hy vọng các thông tin về dịch vụ BPO là gì sẽ hữu ích và có thể giúp quý doanh nghiệp đưa ra lựa chọn phù hợp cho định hướng kinh doanh sắp tới.
MP Transformation
Để tìm hiểu thêm về MP Transformation, hãy theo dõi và tương tác với chúng tôi trên các trang mạng xã hội
Tầng 10, Tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
1900585853
contact@mpt.com.vn