Kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng tốt giúp nhân viên thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng. Từ đó, nhân viên bán hàng có thể sử dụng những thông tin này và hiểu rõ khách hàng của mình hơn và tạo cơ hội chốt đơn, tăng doanh số.
Kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng đóng vai trò quan trọng đối với bất cứ nhân viên bán hàng nào. Đây là một kỹ năng nghề nghiệp cần được rèn luyện bài bản để cải thiện hiệu quả kinh doanh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách để sử dụng kỹ năng này một cách hiệu quả nhất.
Kỹ năng đặt câu hỏi trong kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết
Nội dung bài viết
Kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng là cách sử dụng những câu hỏi khéo léo để dẫn dắt cuộc đối thoại giữa nhân viên và khách hàng. Từ đó tạo ra bầu không khí tích cực cho buổi trò chuyện. Đây là một trong những nghệ thuật bán hàng mà đội ngũ nhân viên Sale cần được đào tạo bài bản để đạt được hiệu quả tư vấn tốt nhất.
Nghệ thuật đặt câu hỏi trong bán hàng rất quan trọng là bởi thông qua những câu hỏi này, nhân viên có thể nhận biết được nhu cầu khách hàng là gì. Từ đó bạn có thể nắm bắt và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ phù hợp với yêu cầu của họ. Đặt đúng câu hỏi cũng là một phần quan trọng trong việc cải thiện doanh thu bán hàng.
>>> Xem thêm: 7 Tuyệt chiêu nắm bắt tâm lý khách hàng
Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp giữa người mua và người bán giúp bạn tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Từ đó, bạn có thể nghiên cứu chiến lượng Marketing tổng thể cho sản phẩm/dịch vụ. Khi tập trung vào đúng nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm của bạn sẽ có lợi thế cao hơn so với những đối thủ cạnh tranh.
Luyện tập những kỹ năng đặt câu hỏi trong kinh doanh giúp bạn vẽ chân dung khách hàng muốn hướng tới. Nhờ đó có thể hình dung được nhóm đối tượng này là ai, độ tuổi nào, môi trường sống ra sao, các thói quen, hành vi tiêu dùng, yếu tố mua hàng của họ,… Sau đó, doanh nghiệp có thể tiến hành khảo sát, tìm ra những nhu cầu thực tế, nhu cầu tiềm tàng và có được những giải pháp marketing chiến lược để khơi gợi nhu cầu của người tiêu dùng. Đặt câu hỏi đúng, nghiên cứu đúng hướng sẽ giúp bạn cải thiện doanh thu sản phẩm của mình.
Đặt câu hỏi đúng sẽ giúp nhân viên sale phát hiện được nhu cầu, mong muốn và trình bày sản phẩm dịch vụ của mình như một giải pháp hữu ích cho người tiêu dùng. Ngược lại, đặt câu hỏi sai đôi khi sẽ khiến khách hàng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc giao tiếp. Chính vì thế nắm được những kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng rất quan trọng.
Tham khảo ngay một số kỹ năng đặt câu hỏi trong kinh doanh của các Saler
Những câu hỏi thăm dò giúp nhân viên phát hiện động cơ mua hàng, khắc phục những ý kiến trái chiều về sản phẩm hay quá trình bán hàng. Những câu hỏi này chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu thêm thông tin bằng việc thăm dò người được hỏi.
Ví dụ khi khách hàng đưa ra phản hồi một chiếc váy không phù hợp với họ, bạn có thể cân nhắc việc đặt câu hỏi thăm dò về phong cách ăn mặc thường ngày của khách hàng như thế nào. Từ đó đưa ra tư vấn trang phục theo phong cách này.
Trong một số trường hợp, những câu hỏi khẳng định trực tiếp có thể mang hàm ý xúc phạm hoặc không trang trọng. Thay vì vậy, bạn có thể sử dụng những câu hỏi tu từ. Dù không chính xác là câu hỏi nhưng đối phương khi nghe thường sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mà bạn muốn tìm kiếm. Ví dụ, khi muốn xác định mục tiêu mua hàng của khách hàng, bạn có thể hỏi họ “Chiếc váy này rất phù hợp với những buổi tiệc cuối năm, đó là thứ chị đang tìm kiếm phải không?”
Những câu hỏi dẫn dắt trong bán hàng thường sẽ tạo cơ hội để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi dạng này khi khách hàng không thể hiện rõ sự quan tâm đến sản phẩm nào. Ví dụ, bạn có thể đặt câu hỏi như sau: “Bạn có biết tủ lạnh này được trang bị công nghệ tiết kiệm điện thông minh, mang lại hiệu quả sử dụng lâu dài hay không?”. Từ đó, bạn có thể dẫn dắt và đưa thêm thông tin về sản phẩm là chiếc tủ lạnh và khơi gợi sự tò mò từ khách hàng.
Những câu hỏi chốt sale còn được gọi là câu hỏi “phễu”, câu hỏi trọng tâm để thu hẹp đối tượng vào một lĩnh vực cụ thể. Để sử dụng những câu hỏi này, bạn cần lên danh sách một chuỗi câu hỏi để khai thác được nhiều chi tiết, thông tin hơn từ khách hàng.
Ví dụ, khi đang tư vấn về dịch vụ tổng đài CSKH ảo, bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi khách hàng đã xây dựng dịch vụ CSKH hay chưa, họ đang sử dụng hệ thống nào để quản lý công việc này. Sau đó, bạn có thể hỏi thêm những vấn đề mà họ đang gặp phải khi tiếp tục dùng hệ thống cũ và giới thiệu sản phẩm của mình như một giải pháp cho những vấn đề này.
Trong kinh doanh, đặt câu hỏi giả định rất quan trọng nếu muốn tăng doanh số bán hàng. Những câu hỏi giả định thường xây dựng nên một tình huống mà khách hàng có thể gặp trong tương lai. Từ đó, khách hàng sẽ suy nghĩ về những tình huống này và nhận ra sản phẩm của bạn là giải pháp hữu ích với họ. Cuối cùng thì bạn có thể chứng minh được giá trị của sản phẩm/dịch vụ và tăng tỷ lệ chốt đơn hàng thành công.
>>>> Xem thêm: Tạo ra thông điệp bán hàng độc đáo
Một số câu hỏi quen thuộc, vô thức đôi khi lại khiến khách hàng khó chịu, khả năng thất bại khi chốt đơn cao. Dưới đây là một số câu hỏi mà nhân viên sale nên hạn chế sử dụng khi luyện tập kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng.
Lưu ý đến những câu hỏi cần tránh khi bán hàng
Khi đã nắm được những dạng câu hỏi nên sử dụng và câu hỏi nên tránh, bạn có thể xây dựng được danh sách các câu hỏi cần chuẩn bị trong quá trình bán hàng tùy theo từng đối tượng. Dưới đây là một số ví dụ về kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng mà bạn có thể tham khảo:
Bên cạnh việc luyện tập kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng cho đội ngũ nhân viên kinh doanh thì doanh nghiệp cũng có thể áp dụng những công nghệ hiện đại trong quản lý, giao tiếp, tư vấn với khách hàng. Omi Bot là giải pháp công nghệ, trợ lý ảo AI giúp bạn làm tốt những công nghệ này và nâng cao chất lượng của hoạt động kinh doanh.
Omi Bot – Giao tiếp với khách hàng bằng trợ lý ảo AI
Omi Bot là một trợ lý ảo dành cho tổng đài có khả năng tự động trả lời những câu hỏi phổ biến hoặc xử lý những nghiệp vụ đơn giản, lặp lại. Khi sử dụng tổng đài này, khách hàng sẽ rút ngắn thời gian chờ máy, giảm thiểu công việc cho tổng đài viên. Từ đó cải thiện sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tổng đài Omi Bot có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, hiểu được ý định và người nói và đưa ra những câu hỏi đối thoại chính xác. Với tổng đài này, bạn có thể thực hiện tương tác hai chiều với người nghe mà vẫn đảm bảo độ chính xác về thông tin.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể thực hiện hàng nghìn cuộc gọi đồng thời đến khách hàng mà không bị giới hạn. Các cuộc gọi được thực hiện linh hoạt theo kịch bản cùng chất giọng tự nhiên tương tự như trò chuyện với người thật. Khi sử dụng tổng đài, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nguồn nhân sự chăm sóc khách hàng, quản lý công việc của nhân viên và báo cáo theo thời gian thực vô cùng tiện lợi.
>>> Xem thêm: Bán hàng qua điện thoại: Ứng dụng AI tăng tỉ lệ chốt đơn
Lời kết
Có thể nói kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng rất quan trọng và bất cứ nhân viên sale nào cũng ý thức được điều này. Dù vậy không phải cũng có sự khéo léo trong việc đặt câu hỏi chính xác thu thập đúng, đủ thông tin cần thiết từ khách hàng cũng như chốt sales hiệu quả nhất.
Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng một cách tốt nhất. Đừng quên thường xuyên luyện tập kỹ năng này để trau dồi kinh nghiệm cho bản thân cũng như ứng dụng các tổng đài ảo để quản lý, triển khai công việc một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Nếu có nhu cầu được tư vấn về giải pháp trợ lý ảo AI cho tổng đài OmiBot, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây.
MP Transformation: Giải pháp Contact Center và CSKH ứng dụng công nghệ AI
Công ty cổ phần Minh Phúc Transformation
Để tìm hiểu thêm về MP Transformation, hãy theo dõi và tương tác với chúng tôi trên các trang mạng xã hội
Tầng 10, Tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
1900585853
contact@mpt.com.vn