Tiếp cận khách hàng tiềm năng là mục tiêu bắt buộc trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi bắt tay vào việc kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định ngành hàng, nguồn vốn, mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược và phát triển hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hướng tiếp cận, phục vụ khách hàng tốt hơn. Từ đó mang lại năng suất, doanh thu cao hơn trong công việc, kinh doanh. Vậy làm sao để xác định được nhóm đối tượng này? Nên sử dụng công cụ nào để xác định được chuẩn nhất. Hãy cùng MP Transformation tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Khách hàng tiềm năng có tên tiếng Anh là Potential Customers. Đây là những đối tượng khách hàng có mong muốn sở hữu hoặc có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Họ có sự quan tâm và đủ khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp nhưng chưa thực sự trả tiền để sở hữu chúng.
Nhóm khách hàng này thường cần thời gian để tìm hiểu thông tin về sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Sau khi trải qua một thời gian tiếp nhận các thông tin này, họ mới đưa ra quyết định có mua hàng hay không.
Potential Customers là những người quan tâm và có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp
Ví dụ, nếu bạn cần mua một chiếc điện thoại phục vụ nhu cầu liên lạc, giải trí hàng ngày. Nhưng trên thị trường hiện nay, mặt hàng này có quá nhiều lựa chọn từ mẫu mã, kích thước, hệ điều hành cho đến nhà sản xuất khiến bạn khó chọn lựa mặt hàng phù hợp ngay lập tức. Thay vào đó, bạn cần trải qua một thời gian tìm hiểu chất lượng, tính năng sản phẩm, công ty sản xuất. Khi đó, bạn được coi là khách hàng có tiềm năng mua hàng của cửa hàng điện thoại dù chưa mua hàng ngay lập tức nhưng bạn có thể sẽ mua trong tương lai. Công ty, cửa hàng có cơ hội bán được sản phẩm của mình cho họ bởi bạn đang có nhu cầu và có tiềm lực tài chính.
Khách hàng tiềm năng được xác định dựa trên 2 yếu tố sau:
Ngoài ra, để tiếp cận khách hàng hiệu quả thì các doanh nghiệp cũng cần phải xác định được hành trình mua hàng của khách hàng để đưa ra phương án cho phù hợp.
Mỗi công ty, doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động đều muốn xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng của mình là ai. Đó là bởi, xác định đúng nhóm đối tượng này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Trước khi trở thành khách hàng thực sự, họ phải trải qua quá trình tìm đọc thông tin, tìm hiểu sản phẩm và cân nhắc mua hàng. Có nghĩa là, họ chắc chắn sẽ mua hàng, có đủ khả năng để chi trả, sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Do đó, họ là những người trực tiếp đóng góp vào doanh thu của công ty, doanh nghiệp.
Quá trình mua hàng diễn ra thành công, khách hàng tiềm năng sẽ trở thành khách hàng thực sự của công ty. Kéo theo đó, quá trình thuyết phục họ trở thành khách hàng trung thành cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi đó, nhóm khách hàng này sẽ trở thành kênh marketing hiệu quả cho thương hiệu. Đặc biệt, chi phí duy trì kênh marketing này là 0Đ nhờ hình thức truyền miệng, kêu gọi người thân, bạn bè sử dụng sản phẩm của khách hàng. Tuy nhiên, để làm được điều trên, điều tiên quyết đó là chất lượng sản phẩm, dịch vụ của bạn phải thật tốt, được đầu tư kỹ càng.
Mục đích cuối cùng của việc bán hàng và marketing chính là tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua sản phẩm, dịch vụ của họ. Quá trình xác định đối tượng tiềm năng sẽ cho thấy việc làm marketing hiệu quả hay không. Nói cách khác, kết quả của việc bán hàng thông qua khách hàng tiềm năng là một tiêu chí đánh giá năng lực làm việc của nhân viên marketing.
Khách hàng tiềm năng là những người có khả năng trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Khách hàng mục tiêu là đối tượng chính là chiến lược tiếp thị và bán hàng hướng tới. Hai khái niệm này có nhiều điểm tương đồng khiến nhiều người nhầm lẫn. Do đó, phân biệt khách hàng mục tiêu và tiềm năng giúp doanh nghiệp định hình chính xác đối tượng và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Cụ thể, sự khác biệt giữa hai đối tượng khách hàng này đó là:
Khách hàng tiềm năng chủ yếu tìm kiếm thông tin, nhận tin tức từ doanh nghiệp, cập nhật thông tin về sản phẩm, dịch vụ, tham khảo đánh giá từ khách hàng khác. Họ chưa sẵn sàng thực hiện hành vi mua hàng.
Khách hàng mục tiêu thực hiện hành động mua hàng thông qua hình thức trực tiếp hoặc đặt hàng trực tuyến. Họ đã xác định được nhu cầu của mình, sẵn sàng chi trả cho hành vi mua hàng hay sử dụng dịch vụ.
Việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng cần nhiều thời gian, tận dụng triệt để các phương pháp tìm kiếm. Một số phương pháp giúp bạn xác định nhóm đối tượng tiềm năng và xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả như:
Thông qua các nền tảng như: Facebook, Zalo, Youtube, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng.
Bằng cách quảng cáo trên các nền tảng này, người tiêu dùng chưa biết, chưa sử dụng sản phẩm cũng có thể cập nhật được thông tin về mặt hàng của bạn. Từ đó, doanh nghiệp có thể nhận được những phản hồi của người tiêu dùng và xác định nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua sản phẩm.
Các sự kiện triển lãm, chợ thương mại, các hoạt động xã hội là những địa điểm lý tưởng để bạn mang sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng. Kết hợp với các mạng lưới cá nhân là những nhân viên tư vấn, khách hàng tham dự sự kiện, phạm vi quảng bá sản phẩm được mở rộng rõ rệt. Tại đây, doanh nghiệp có thể tìm thấy những khách hàng chưa mua hàng nhưng có mong muốn, nhu cầu tiếp cận với sản phẩm của mình.
Telesales là phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng phổ biến và hiệu quả trong những năm gần đây. Phương pháp này yêu cầu một danh sách thông tin khách hàng bao gồm: tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, sở thích,… Dựa vào đó, nhân viên bán hàng qua điện thoại có thể liên lạc với những khách hàng có nhu cầu. Từ đó giới thiệu sản phẩm, thuyết phục họ quan tâm, thực hiện hành vi mua hàng.
Đối với hoạt đông Telesales, quý vị có thể tham khảo thêm Case Study của ngân hàng BIDV thu hút khách hàng mới hiệu quả với hoạt động Telesales.
Công cụ quảng cáo trực tuyến có thể giúp công ty, doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Ví dụ nổi bật nhất của cách thức này đó là đặt banner quảng cáo trên Google hay email marketing. Thông qua đó, khách hàng dễ dàng thấy được thông điệp thông qua hoạt động tìm kiếm từ khóa tương đồng với nội dung được thiết lập quảng cáo trước đó. Công ty cũng có thể dễ dàng quản lý phí chi trả cho công cụ quảng cáo trực tuyến hàng tháng, theo dõi hiệu quả quảng cáo một cách chủ động.
Một công cụ lý tưởng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và tìm kiếm khách hàng đó là sử dụng báo chí. Bắt đầu từ một vào mẫu quảng cáo nhỏ, doanh nghiệp có thể xác định được nhóm đối tượng có nhu cầu. Sau đó phân tích các nhóm đối tượng này để đánh giá hiệu của của việc quảng cáo trên báo chí. Vì thế ngay từ khi bắt đầu, doanh nghiệp không nên tập trung quá nhiều vào hình thức này để tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn mà không đạt được kết quả.
Hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ giúp công ty, doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Một trong số đó phải kể đến tổng đài AI – Omi Bot.
Tổng đài AI – Omi Bot là tổ hợp các sản phẩm và giải pháp quản lý và cải thiện năng suất doanh nghiệp. Tổng đài cung cấp các sản phẩm và giải pháp như: Callbot, OmiIVR, OmiNLP,… được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế, viễn thông, bất động sản, bán lẻ,…
Tổng đài AI – Omi Bot sở hữu các tính năng như:
Giải pháp Omi Bot phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô từ lớn đến nhỏ. Tổng đài ứng dụng các công nghệ hiện đại trong việc quản lý, xây dựng chiến lược, tiếp cận khách hàng tiềm năng như: speech to text, text to speech, natural language processing, generative AI. Tổng đài sử dụng mô hình điện toán đám mây hoặc phần mềm quản lý trực tiếp trên máy tính cơ sở giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập, quản lý dữ liệu của mình và xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất.
Có thể nói khách hàng tiềm năng là những đối tượng có cơ hội trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp nếu có chiến lược tiếp cận một cách hợp lý. Khi tiếp cận được nhóm đối tượng này, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội phát triển, nâng cao hiệu suất công việc kinh doanh của mình.
Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về khách hàng tiềm năng. Từ đó, chủ công ty, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược tiếp thị, kinh doanh phù hợp với nhóm đối tượng này và mang lại hiệu quả, doanh thu cao trong tương lai. Nếu có nhu cầu tìm hiểu về giải pháp tổng đài trí tuệ nhân tạo Omi Bot, quý vị có thể liên hệ qua chatbox hoặc liên hệ qua thông tin sau đây của chúng tôi.
MP Transformation: Giải pháp Contact Center và CSKH ứng dụng công nghệ AI
– Trụ sở chính: Tầng 10, tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Chi nhánh Hà Nội: Lô S5-7, đường Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội.
– Chi nhánh Đà Nẵng: 252 Đường 30 tháng 4, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
– Chi nhánh T.p Hồ Chí Minh: 36-38A Trần Văn Dư, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
– Hotline: 1900 585853
– Email: contact@mpt.com.vn
Để tìm hiểu thêm về MP Transformation, hãy theo dõi và tương tác với chúng tôi trên các trang mạng xã hội
Tầng 10, Tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
1900585853
contact@mpt.com.vn