Lifetime Value (LTV) là gì? Cách cải thiện LTV hiệu quả

Tìm hiểu khái niệm Lifetime Value giúp doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng nhóm khách hàng trung thành. Vậy, Lifetime Value là gì, cách cải thiện như thế nào để doanh nghiệp phát triển lâu dài? Hãy cùng MP Transformation tìm hiểu về khái niệm này, công thức tính cũng cách cải thiện chỉ số LTV cho doanh nghiệp trong bài viết sau đây. 

Lifetime Value (LTV) là gì? 

Lifetime Value (LTV) là chỉ số thể hiện giá trị vòng đời của khách hàng, đo lường tổng doanh thu trung bình khách hàng chi trả trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Lifetime Value (LTV) là gì? 

Dựa vào doanh thu trung bình của khách hàng trong chỉ số LVT, doanh nghiệp có thể xác định được chính xác số tiền cần chi trả để thu hút nhóm đối tượng này. Từ đó, các nhà quản lý sẽ xây dựng được chiến lược Marketing, kế hoạch kinh doanh sao cho vừa có thể tối ưu các chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả tiếp cận và có lợi nhuận nhất. 

Customer Centric là gì? Bí quyết triển khai Customer Centric bứt tốc doanh số

Phân biệt Customer Lifetime Value (CLV) và Lifetime Value (LVT)

Giá trị trọn đời khách hàng hay Customer Lifetime Value là khái niệm cũng được nhắc đến thường xuyên trong các chiến lược tiếp thị, kinh doanh bên cạnh chỉ số LVT. Nhiều người thường nhầm tưởng hai khái niệm này là một do hai số liệu này khá giống nhau và ở một số công ty, các thuật ngữ này được dùng thay thế cho nhau. 

Customer Lifetime Value (CLV) dùng để đo lường giá trị mà một khách hàng cá nhân mang lại trong thời gian họ sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Trong khi đó Lifetime Value là chỉ số doanh thu trung bình mà toàn bộ khách hàng của bạn chi trả trong suốt cuộc đời của họ. 

Phân biệt Customer Lifetime Value (CLV) và Lifetime Value (LVT)

Vì sao chỉ số Lifetime Value lại quan trọng trong bán hàng

Dựa vào chỉ số LVT, doanh nghiệp có thể xác định được tổng doanh thu hoặc giá trị tiềm năng của người dùng. Đây được coi là chỉ số vàng để đo lường khả năng của doanh nghiệp phát triển bền vững hay không. Cùng với đó, chỉ số này còn mang lại nhiều lợi ích trong việc quản trị hoạt động kinh nghiệp của doanh nghiệp như: 

Cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng lợi nhuận: Khi tiến hành đo lường chỉ số LTV, bạn có thể chia nhỏ nhóm khách hàng thành nhiều thành phần khác nhau. Từ đó xây dựng các chiến lược nhắm đúng mục tiêu đối với từng nhóm, cải thiện trải nghiệm của họ và giữ chân khách hàng lâu hơn. Từ đó tăng lợi nhuận chung cho doanh nghiệp. 

Hành trình khách hàng được xây dựng như thế nào?

Xây dựng kế hoạch thu hút người dùng tốt hơn: Dựa vào chỉ số Lifetime Value, doanh nghiệp có thể dự đoán được mức thu nhập trung bình của từng người dùng. Từ đó tăng hoặc giảm chi phí cho sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn. 

Giảm thiểu rủi ro, tối ưu chi phí cho doanh nghiệp: Thông qua chỉ số LVT, bạn có thể đưa ra dự đoán về chi phí quảng cáo, hạn chế việc chi tiêu quá mức dẫn đến bỏ lỡ các hoạt động kinh doanh tiềm năng. Việc này cũng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, tránh lãng phí tiền không đúng chỗ mà vẫn có được lợi nhuận tốt nhất. 

Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng: Doanh nghiệp tập trung vào những khách hàng có chỉ số LTV cao sẽ thúc đẩy xu hướng khách hàng ở lại với doanh nghiệp tăng vọt. Đó là nhờ những giá trị mà doanh nghiệp mang lại trong quá trình sử dụng có thể hỗ trợ khách hàng xuất sắc, đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Chỉ số LTV càng cao chứng tỏ tỷ lệ rời bỏ của khách hàng càng thấp, nhiều đánh giá tích cực và doanh nghiệp đang hoạt động một cách hiệu quả. 

Thúc đẩy quá trình mua hàng định kỳ của khách hàng: Khi đo lường chỉ số LVT, doanh nghiệp có thể xác định được lượt truy cập web, lượt quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thời gian mua hàng của người tiêu dùng. Doanh nghiệp sử dụng những dữ liệu này để xây dựng chiến lược tiếp thị và tạo ra quá trình mua hàng lặp lại với khách hàng. 

Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp: Chỉ số LVT cao hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng lớn hơn. Điều này được lý giải là do việc giữ chân người tiêu dùng trong thời gian dài sẽ khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn, từ đó cải thiện lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp. 

Vì sao chỉ số Lifetime Value lại quan trọng trong bán hàng

Công thức tính Lifetime Value (LTV) chuẩn

Sau khi tìm hiểu những lợi ích của Lifetime Value là gì, có thể nói đây là một chỉ số cốt lõi trong việc duy trì lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp. Chính vì thế, việc tính toán chỉ số này rất quan trọng giúp công ty có thể xác định được hiện trạng kinh doanh đang ở mức nào và cần cải thiện điều gì. 

Có nhiều cách tính chỉ số LTV khác nhau, tuy nhiên trước khi tính toán, cần xác định một vài chỉ số bao gồm: 

  • Giá trị mua trung bình: Nếu không thể xác định, doanh nghiệp có thể cân nhắc một khoảng thời gian nhất định như một tháng, ba tháng và sử dụng số liệu này ước lượng cho cả năm. 
  • Số lần mua trung bình: Xác định số lần mua trung bình trong một khoảng thời gian xác định. Số liệu này cần được tính toán và đo lường chính xác để tính toán chỉ số LTV cẩn thận. 
  • Thời gian giữ chân khách hàng: Tìm hiểu thời gian gắn bó của khách hàng với thương hiệu là bao lâu để có dữ liệu tính toán chỉ số LTV. 

Khi đã xác định chính xác những con số này, doanh nghiệp có thể tính toán được chỉ số LTV theo công thức sau: 

LTV = Giá trị mua trung bình x Số lần mua x Thời gian giữ chân người dùng

Làm cách nào để cải thiện tỷ lệ Lifetime Value hiệu quả?

Từ việc tìm hiểu chỉ số Lifetime Value là gì, doanh nghiệp có thể nắm rõ tầm quan trọng của chỉ số này đối với chiến lược phát triển lâu dài. Dưới đây là một số cách giúp doanh nghiệp cải thiện tỷ lệ này một cách hiệu quả nhất:

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Ứng dụng, trang web, dịch vụ chăm sóc khách hàng,… đều là một phần của trải nghiệm khách hàng. Việc có được những trải nghiệm mượt mà, hài lòng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ sẽ thúc đẩy khả năng quay lại của người tiêu dùng và cải thiện chỉ số LTV một cách tốt nhất. 
  • Nâng cao trải nghiệm sản phẩm: Việc đưa ra một hành trình cho khách hàng đối với sản phẩm cũng giúp bạn cải thiện sự chỉ số LTV, tăng cường sự gắn bó đối với dịch vụ, sản phẩm và doanh nghiệp. 
  • Liên kết chỉ số LTV với dữ liệu của bạn: Sử dụng dữ liệu từ chỉ số LTV và ứng dụng chúng trong việc xác định các kênh, nguồn quảng cáo từ đó xây dựng chiến dịch quảng cáo thu hút người tiêu dùng tốt nhất. 
  • Cung cấp nhiều giá trị hữu ích hơn: Khi tập trung vào việc cung cấp giá trị cho người tiêu dùng, họ có thể tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp của mình với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó thu hút nhiều khách hàng hơn, giảm tỷ lệ rời bỏ và tăng cường chỉ số LTV. 
  • Tập trung vào phần thưởng, ưu đãi: Xây dựng các chương trình ưu đãi, phần thường dành riêng cho một nhóm khách hàng trung thành giúp họ cảm thấy có giá trị và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Cách này cũng khuyến khích người mua quay trở lại, tăng tần suất mua hàng. 
  • Tập trung vào dịch vụ chăm sóc khách hàng: Biến mỗi quá trình tương tác khi chăm sóc khách hàng trở nên thú vị, khiến khách hàng cảm thấy hứng thú hơn, được quan tâm hơn trong quá trình mua hàng, từ đó tăng chỉ số LTV cho doanh nghiệp. 
  • Thiết kế website trực quan để nâng cao trải nghiệm mua sắm: Một trang web được sắp xếp khoa học, gọn gàng sẽ mang đến trải nghiệm mua sắm mượt mà, nhanh chóng hơn. 
  • Tối ưu quy trình mua sắm: Quy trình mua sắm đơn giản là một lợi thế giúp doanh nghiệp ghi điểm với người tiêu dùng, thúc đẩy tăng cường tỷ số LTV. 
  • Khuyến khích bán thêm và bán chéo: Việc tư vấn, kích thích nhu cầu mua thêm sản phẩm sẽ dễ dàng hơn là tìm kiếm một khách hàng mới. Do đó, doanh nghiệp nên chú trọng vào việc làm nổi bật giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn vào các sản phẩm đi kèm. 
  • Mở rộng phạm vi tiếp cận đến khách hàng trên mạng xã hội: Để thu hút khách hàng nhiều hơn, cách tốt nhất là xuất hiện tại những nơi họ dành nhiều thời gian, nhất là các trang mạng xã hội. Việc quản lý tốt hình ảnh của doanh nghiệp tại những kênh quảng cáo này sẽ cải thiện sự tương tác với khách hàng của bạn. 
  • Thu hút bằng những nội dung có liên quan: Doanh nghiệp có thể thu hút, giữ chân khách hàng tốt hơn bằng việc cung cấp những nội dung có liên quan đến các chủ đề, sản phẩm mà người tiêu dùng quan tâm. Đồng thời, bạn có thể chia sẻ các giải pháp mà sản phẩm, dịch vụ mang lại để giải quyết vấn đề của khách hàng, khuyến khích họ sử dụng. 
  • Sử dụng tin nhắn đẩy: Những tin nhắn, thông báo được gửi đến thiết bị của người tiêu dùng có thể nhắc nhở họ về lợi ích của sản phẩm, khuyến mãi từ doanh nghiệp và khuyến khích họ tiêu dùng nhiều hơn, cải thiện chỉ số LTV. 

Làm cách nào để cải thiện tỷ lệ Lifetime Value hiệu quả?

Dự đoán xu hướng tương lai với pLTV

pLTV là thuật ngữ để chỉ giá trị dự đoán trọn đời mà khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong tương lai. Với giá trị này, doanh nghiệp có thể phán đoán được khách hàng sẽ hành xử ra sao từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp. 

Xu hướng pLTV được phát triển bằng cách mô hình hóa thông qua học máy và trí tuệ nhân tạo. Từ đó, mô hình này có thể dự đoán được hành động trong tương lai dựa trên những dữ liệu quá khứ mà nó nhận được. Doanh nghiệp có thể phân tích phân khúc khách hàng dựa trên cách họ tương tác, mua sắm. Dựa vào đó các nhà quản lý sẽ xây dựng chiến dịch phù hợp, lựa chọn kênh tiếp thị để mang lại lợi nhuận cao nhất. 

Xu hướng mô hình pLTV cũng giúp doanh nghiệp luôn đi đúng hướng trong kinh doanh. Đồng thời, mô hình này cũng tuân theo các nguyên tắc bảo mật nâng cao, giữ cho thông tin của khách hàng luôn tuyệt mật nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có đủ dữ liệu cần thiết khi xây dựng chiến lược kinh doanh hướng đến đúng đối tượng. 

5 Dự đoán Trải nghiệm Khách hàng trong tương lai

Lời kết

Việc tập trung vào tìm hiểu Lifetime Value là gì giúp doanh nghiệp hiểu rõ các giá trị mà khách hàng trung thành mang lại đối với quá trình kinh doanh. Có thể nói đây là một tiêu chí quan trọng để giữ chân khách hàng, thúc đẩy doanh số cũng như đưa doanh nghiệp phát triển bền vững. 

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn có thêm thông tin về Lifetime Value là gì cũng như những giải pháp để cải thiện chỉ số này. Dựa vào đó, nhà quản lý doanh nghiệp sẽ xây dựng được những chiến lược tiếp thị, doanh nghiệp hợp lý, hạn chế tỷ lệ rời bỏ của khách hàng cũ và thu hút nhiều khách hàng mới. 

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 vote)

TÌM KIẾM

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Để tìm hiểu thêm về MP Transformation, hãy theo dõi và tương tác với chúng tôi trên các trang mạng xã hội

TRỤ SỞ CHÍNH:

Tầng 10, Tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

1900585853

contact@mpt.com.vn

NEED CONTACT CENTER SOLUTIONS

LET’S START NOW
expand_less
1900 585853